Cải táng mộ việc làm có từ lâu đời của người Việt ta. Việc cải táng mộ hay bốc mộ thể hiện lòng tôn kinh người đã khuất, còn là cách để cầu cho con cháu có cuộc sống tốt hơn. Bài viết này xin chia sẻ đến quý đọc giả những lưu ý khi bốc mộ.
Bốc mộ hay cải táng là gì?
Cải táng là hành động mang ý nghĩa phong tục tập quán có từ lâu đời của người Việt chúng ta. Đây là hành động được xem là thể hiện lòng kính nhớ đến người đã khuất, qua việc cải táng mộ, con cháu muốn người thân yêu đã ra đi của mình có cuộc sống tốt đẹp hơn ở một thế giới khác. Xem thêm về cải táng mộ là gì tại
Khi nào nên cải táng
Việc cải táng mộ phần được thực hiện bởi các nguyễn nhân chính, mà chúng tôi tham khảo liệt kê ra cho bạn.
- Cải táng là mộ là đào mộ lên, rửa sạch thân thể người đã khuất di dời thi hài của họ qua một nơi ở mới. Theo học giả Phan Kế Bính, việc cải táng thường diễn ra với các nguyên nhân:
- Cải táng cũng được thực hiện khi mộ phần xuống cấp: sụt lở, hư hại…
- Cải táng còn mang ý nghĩa phong thủy là việc làm giúp cho con cháu may mắn hơn về sức khỏe, tài chính.
- Cải táng cũng là cách thực hiện tròn đầy ý nghĩa cũng như trách nhiệm mà khi người đã khuất qua đời, vì lý do nào đó chưa chuẩn bị việc an táng cách tươm tất.
- Cải táng còn được thực hiện khi nơi chôn cất cũ bị giải tỏa di dời
Tục cải táng mộ có từ khi nào
Tục cải táng được thực hiện sau 3 năm người chết lìa đời. Người nhà sẽ đào mộ lên, lấy xương cốt rửa sạch, cho vào tiểu quách và di dời đến vị trí mới. Tục này đã có từ lâu đời, và theo tìm hiểu của chúng tôi từ nhiều nguồn, tóm kết lịch sử cải táng như sau:
Cha ông ta đã có lịch sự lâu đời quan tâm đến Đạo Gia Tiên. Tại sao nói như vậy bởi lịch sử có chép rằng: Triệu Đà làm vua Nam Việt đã có lần nói về sứ giả nhà Hán: Ngày 1.10 nhằm ngày Lương Nguyệt, có cúng ông bà, gọi là cúng “Tiến tân” hay còn gọi là cúng cơm mới. (sách An Nam Chí)
Việc nhà Minh sai đào mồ mả cha Lê Lợi, cũng như việc Nguyễn Ánh phải dùng lễ Chiêu Hồn Nạp Táng để an táng cho cha mẹ mình. Đây là nghi lễ dành cho người đã mất hài cốt, họ phải dung cây đẽo hình người và gọi hồn nhập vào thân cây và chôn xuống mộ.
Hoặc trong cuốn Tiểu luận về dân Bắc Kỳ xuất bản 1908 có chi tiết kể về người dân cải táng mộ cha: “Khi người con trai khai quật phần mộ cha, muốn chắc chắn không lẫn với người khác, thì anh ta lấy dao, cứa vào ngón tay một vết nhẹ, rồi nhỏ một giọt máu xuống khúc xương. Nếu là hài cốt cha, giọt máu sẽ để lại dấu vết trên mặt xương, ngược lại, máu sẽ trôi tuột xuống đất”.
Câu chuyện này cũng trùng với chi tiết trong bộ sử triều Nguyễn mô tả việc vua Gia Long xác định hộp sọ của cha mình, sau đó an táng tại Lăng Cơ Thánh, dân gian vẫn gọi là Lăng Sọ.
Jules Silvestre, cuốn “Đế quốc An Nam và người dân An Nam”, cũng viết về việc cải táng của người dân nước ta: “Sau vài năm, khi người ta thấy sự lựa chọn sai lầm, họ phải dời mộ và điều khiến nhiều người giàu tiêu tán tiền bạc để lo phần mộ cho những điều mê tín luôn nhân dịp để tiệc tùng và dọn cỗ bàn tốn kém”.
Như thế tục cải táng có từ lâu đời và được lưu truyền cho tới ngày hôm nay.
Xem thêm về mộ chôn của người Do Thái
Trường hợp nào không nên cải táng kinh nghiệm cải táng
Tuy nhiên không phải mộ phần nào cũng được cải táng. Vì có những mộ phần không thể cải táng. Theo dân gian, những mộ phần này không nên cải táng
- Khi đào mộ lên, thấy rắng vàng hay còn gọi là Kim xà mà nhân gian thường gọi là Long Xà Khí Vật
- Có dây tơ hồng quấn xung quanh gọi là Đại Kết
- Huyệt khô ráo không đọng nước biểu hiện khí đất ấm áp, tốt.
Những lưu ý quan trọng khi cải táng mộ
Người xưa có câu: có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Do đó khi thực hiện việc cải táng cần lưu ý một số điều, bởi việc bốc mộ ảnh hưởng người đã khuất và cả những người đã sống trong gia đình.
- Thời gian cải táng cần lưu ý tránh xác chưa phân hủy hoặc đã hoàn toàn phân hủy.
- Tránh những năm sung sát khi bốc mộ.
- Theo dân gian, tránh việc bốc mộ vào lúc anh nắng chói chang ảnh hưởng đến xương cốt.
- Không chọn ngày xung khắc tuổi với người đã khuất.
- Không bốc mộ kết
- Cần chuẩn bị đồ cúng đầy đủ
- Những ngày thuộc trực Kiến, Phá không nên chọn để bốc mộ, vì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chọn cải mộ phù hợp
Để di dời tốt đẹp cho người sống đến nơi an nghỉ mới. Người sống cần chọn lựa đất mới chưa bị đào xới, đất mịn, xốp và thơm mùi đất với vùng đất đồng bằng. Còn với vùng đất cao, tránh chọn vùng đất khô quá và có màu vàng nhạt.
Không đặt huyệt mộ tại vùng đất có nước ngầm, chảy xiết. cũng có thể chọn huyệt ít nước, nhưng nước phải trong và không ô nhiễm.
Huyệt mộ mới cần nhìn ra ao hồ, song suối, nơi thoáng đãng. Đặc biệt phải tuyệt đối tránh tình trạng mộ đè lên mộ, hoặc những nơi quá thiếu đất mà phải nằm chen chúc đè lên nhau.
Hãy lựa chọn ngày tốt để cải mộ
việc chọn ngày vô cùng quan trọng để cải mộ. Sau đây là những lưu ý khi cải táng.
- Tránh những ngày lục xung, lục hình, lục hại và được hiểu là việc 6 cặp đôi con giáp xung hại nhau. Nếu như có sự kết hợp này thì sẽ không đem đến những điều tốt đẹp.
- Nên lựa chọn những ngày ngũ hành là ngày tương sinh tránh những ngày tương khắc.
- Tránh cải táng mộ ngày trùng phục, trùng tang, tam tang, thọ tử,..
- Tránh những tháng hè nóng bức, nên lựa chọn các tháng trong phạm vi từ cuối thư cho đến trước ngày Đông Chí.
Chuẩn bị vật phẩm đầy đủ
Cần chuẩn bị tiểu quách hay áo quan phù hợp. Việc này tùy vào kinh tế của gia đình.
Theo Phật Giáo, cần chuẩn bị thêm mộ số vật dụng: bạt che, đèn chiếu sáng, vải đỏ, rượu, chậu rửa xương, cồn hay rượu để rửa xương, cũng như khăn lau.
Tùy vào phong tục, văn hóa, tôn giáo một số nơi việc chuẩn bị cúng thổ thần có hay không. Nếu có, thì cần chuẩn bị mũ, quần áo, ủng quan, ngựa mỗi thứ 1. và sau đó là vang hoa màu đỏ, tiền giấy, vàng mã, rượu, nến, gạo, muối, tràu cau…
Tiến hành thực hiện cải táng mộ
Việc cải táng mộ ngoài việc chọn ngày giờ phù hợp cũng như mâm cúng đầy đủ, khi bốc mộ cần theo những quy tắc sau
- Thông thường sẽ phải làm lễ cáo vong gia tiên, và lễ khấn thổ thần để xin đào mộ lên. Với người công giáo, thì đọc kinh cầu nguyện trước khi thực hiện cải mộ.
- Khi đào mộ lên, cần cẩn thận với từng xương của người khuất, tránh để thiếu sót, đặc biệt với những xương: đốt tay, chân và những xương nhỏ… Và rửa sạch sau đó xếp gọn vào tiểu quách hoặc đặt vào trong quan tài.
- Quan tài hay quần áo cũ khi chôn cất, có thể đốt đi. Tùy nơi, có nơi họ sẽ lấy về dung nếu áo quan còn tốt.
- Gia đình cần để tang thêm một lần nữa.
- Khi thực hiện cải mả, tránh mặt trời chiếu vào xương
Nghi thức cải táng theo công giáo
Người công giáo là người có đức tin, tin vào Thiên Chúa, vì thế nghi thức cải táng của đạo công giáo sẽ khác với nghi thức của Phật Giáo hay văn hóa của người tôn giáo bạn….
Việc cải táng theo người công giáo gồm những nghi thức sau
- Việc đầu tiên sẽ là đọc kinh cầu cho người đã khuất. Các kinh đọc thông thường: Kinh Chúa Thánh Thần, Kinh Tin, Cậy, Mến, Kinh Tin Kính, Kinh Vực Sâu, Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha, Kình Trông cậy và 3 câu lạy. Cũng như hát một bài thánh ca liên quan đến người đã khuất. Nghi thức cầu nguyện này có ý nghĩa: Cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa đoái thương đến người đã khuất.
- Chuẩn bị nhang, nến để thắp cầu nguyện. Cũng như những vật dụng cần thiết cho việc di dời hài cốt: xẻng, cuốc, cồn hay rượu để rửa xương cốt, tiểu quách hay áo quan….
- Cuối cùng sau khi đưa xương cốt của người đã khuất vào trong áo quan hay tiểu quách, họ sẽ đưa về nhà thờ, hoặc nếu không sẽ có 1 thánh lễ do linh mục cử hành để cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất. Và sau đó, di dời họ đến nơi an nghỉ mới.
Kích thước mộ cải táng
Để giúp cho người nhà tiện hơn trong việc chọn lựa tiểu quách khi cải táng, Mogiatoc.vn xin chia sẻ kích thước tiểu sành thông dụng: 67x127x147cm (rộng x dài x sâu)
Dựa vào kích thước trên, kích thước của huyệt mộ chứa tiểu sành hay tiểu quách sẽ được đào rộng mỗi chiều thêm 10cm. và phía trước sau sẽ rộng hơn 20cm.
Phần mộ nổi thường có kích thước tương ứng thước lỗ ban như sau:
- Ứng với số đỏ Thêm đinh – quý tử ở thước lỗ ban: 69 x 107cm
- Ứng với số đỏ Tài vượng – Tiến Bảo ở thước lỗ ban: 81 x 127cm
- Ứng với số đỏ Thêm Phúc – Thêm Đinh ở thước lỗ ban: 89 x 147cm
- Ứng với số đỏ Quý Tử – Thêm Phúc ở thước lỗ ban: 107 x 167cm
- Ứng với số đỏ Quý Tử – Phú Quý ở thước lỗ ban: 107 x 176cm
Tóm kết về cải mả
Cải mả là hành động mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống thường nhật. Việc cải mả có thể do nhiều nguyên nhân đã kể trên, tuy nhiên việc cải mồ mả là một hành động liên quan đến tâm linh, nên người sống cần có tâm và thực hiện chỉn chu. Bài viết này chúng tôi mogiatoc.vn chia sẻ đến quý độc giả, tuy nhiên vẫn còn nhiều kiến thức chưa được chỉn chu, mong được sự đóng góp của quý vị.

Lý Minh Tuấn là nhà giáo với nhiều năm giảng dạy tại các đại học miền nam trước 1975. Là Thụ thụ giáo với các giáo sư danh tiếng nhất Việt Nam về triết đông. Tác giả những đầu sách nổi tiếng: Đông Phương Triết học Cương Yếu, Triết lý chữ hòa, Lão Tử đạo đức kinh giải luận,Tứ thư bình giải, Vào cửa triết Đông, Nho văn căn bản.