Thật đau buồn lỡ như người thân trong gia đình rời xa chúng ta mãi mãi. Chỉ những ai đã từng mất người thân yêu mới hiểu được nỗi đau này. Tuy nhiên phận chúng ta là những người còn sống, cũng phải chuẩn bị tang lễ tươm tất. Vậy cần làm gì khi gia đình có người thân mất? Bài viết này mogiatoc.vn chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những việc cần làm. Bài viết này, chúng tôi chỉ xin đưa ra những việc cần làm khi người thân mất tại nhà. Còn việc người thân qua đời tại nơi khác: Bệnh viện, tai nạn…. thì những bước sau đây có thể sẽ không đúng như những gì chúng tôi trình bày.

Xem thêm bài viết
Xem thêm bài viết tại
Làm Gì Khi Gia Đình Có Người Thân Mất hay Qua Đời
Sự rối trí, dẫn đến sai sót khi người thân qua đời. Khi người thân qua đời, phải có người đứng ra làm chủ tang lễ, sẽ là người điều phối quá trình tang lễ diễn ra tốt đẹp. Các việc làm như sau
- Thông báo cho người thân trong gia đình về sự ra đi của người thân mình.
- Thông báo cho công ty, đối tác kinh doanh, người sử dụng lao động biết
- Thông báo cho cơ quan hữu trách: Các cơ sở tôn giáo: Chùa, Nhà thờ…
- Tìm xem người chết có để lại di chúc gì không, bao gồm di chúc về tài sản, di chúc về việc tổ chức tang lễ, và làm theo.
- Sắp xếp người nghe điện thoại, tin nhắn.
- Liên hệ nhà tang để thực hiện các nghi thức an táng.
- Cung cấp các thông tin để viết cáo phó: Họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày giờ năm mất, và giờ liệm, Nhập quan, ngày giờ di quan…
- Sau khi người thân qua đời, người nhà báo cho chính quyền địa phương để xin giấy chứng tử.
- Thực hiện các nghi thức tôn giáo nếu có
- Tùy vào tôn giáo người mất, mà việc tổ chức nghi lễ an táng theo tôn giáo sẽ khác nhau.
- Dọn dẹp nhà cửa nếu tổ chức lễ an táng tại tư gia.
Ngoài ra, cần chuẩn bị một số việc làm thiết yếu theo nghi lễ, tôn giáo, phong tục tập quán vùng miền, mà chúng tôi liệt kê ra đây.
Các nghi Lễ Chuẩn Bị Cho Người Qua đời
Tắm xác – lễ mộc dục
Tắm xác cho người đã qua đời là cách vừa thể hiện sự tôn trọng thân thể của người thân của mình, vừa là cách để tôn trọng người đến phúng viếng. Theo phong tục của người Việt, việc tắm xác cần các vật dụng: dao nhỏ, khăn vuông nhỏ, lược, thìa và ít đất, nồi nước ngũ vị hương, một nồi nước nóng. Có nơi sẽ dung cồn, hay rượu để tắm xác. Khi tắm xác, sẽ đước bao quanh bằng vải cho kín. Nếu người mất là cha, thì con trai vào tắm, người mất là mẹ thì con gái vào tắm. Lấy khan thấm ngũ vị lau mặt cho sạch, lấy lược chải tóc, lau chân tay, cắt móng tay, và thay quần áo chỉn chu. Sau đó đặt thi thể trên giường, đắp khan trắng phủ mặt.
Trước thời gian nhập quan
Thông thường người chết sau khi tắm, sẽ được đặt lên giường, phủ khan trắng và phía trên đầu để chén cơm và quả trứng, đôi đũa và thắp hương, trên bụng để nải chuối xanh. Đối với người Công giáo, sau khi tắm xác, sẽ đặt tượng Chúa chịu nạn, nến và cho người chết cầm tràng hạt Mân Côi hoặc tượng Chúa Chịu Nạn.
Lễ phạn Hàm
Đây là nghi lễ cổ xưa mục đích tránh ma quỷ bắt hồn và cũng là cách để tiễn vong hồn siêu thoát. Thực hiện nghi lễ này, người ta bỏ gạo và tiền vào miệng. Cá nhân tôi thấy, thì nhiều nơi họ sẽ bỏ trái chanh vào miệng.
Lễ Nhập Quan
Đối với phong tục của người Việt, khi nhập quan, tụ tập đông đủ con cái. Con trai đứng bên trái, con gái đứng bên phải. Sau khi người Chấp sự xướng câu: “Nay được giờ lành, xin rước nhập quan”. “Cẩn cáo” rồi quỳ phủ phục, rồi đứng thẳng dậy. Tiếp đến con cháu sẽ tránh ra 2 bên, và sẽ đưa thi thể người thân vào quan tài. Sau đó bỏ vào đó quần áo cũ, vật dụng của người thân.
Đối với người Kito giáo, sẽ mời linh mục tới làm phép, chúc lành cho quan tài, và thi thể, rồi mới bắt đầu nhập quan.
Dùng những vật gì lót vào áo quan?
Trong nghi lễ cổ xưa, khi các nhà khảo cổ khai quật mộ lên, thì phát hiện trong áo quan ngoài trang sức ra, họ còn thấy lá chuối, bỏng nếp, khăn vóc áo nhiễu, chè búp. Trong quan đều là những thứ hút ẩm nhằm tránh mùi hôi thoát ra ngoài. Khi tôi còn trẻ, thì người ta dùm mạt cưa đổ vào quan tài khi nhập quan.
Ngày nay, văn mình, mọi thứ tiện lợi hơn, ngoài trang phục, tư trang hay những di vật của người qua đời, thì người ta dùng lá trà khô hoặc bông lài sau khi đã cho thi thể vào bọc và cột chặt.
Lễ Thiết Linh
Lễ này diễn ra sau khi nhập quan, là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang. Lưu ý, mỗi lần lạy, chỉ lạy 2 lạy.
Lễ thành phục:
Đây là lễ con cháu mặc đồ tang để đáp lễ khi khách đến viếng. Sau lễ này mới chính thức phát tang.
Người dự đám tang nên như thế nào cho xứng hợp
Khi tham dự lễ tang, là cách thể hiện lòng thành kính với người đã khuất, và cũng là cách tỏ tình thân với người còn sống. Do đó khi tham dự tang lễ cần có thái độ cũng như trang phục xứng hợp.
- Về thái độ: Cần nghiêm túc, không cười nói quá lớn
- về trang phục: Không ăn mặc lòe loẹt, hở hang. Chỉ nên mặc quần áo đứng đắn, tốt nhất là áo sơ mi màu trắng hay đen.
- Đám tang nhiều nơi còn tổ chức ăn uống linh đình, khi đến viếng, chỉ nên viếng xong rồi về, nếu bất đặng đừng phải ăn, thì ăn, nhưng không được uống chè chén say mèm.
- Lưu ý, tránh làm phiền tang quyến nhất có thể, để họ chỉ toàn tâm lo cho đám tang trọn vẹn.
Những người điều hành công việc trong lễ tang?
Trong tang lễ, không thể thiếu người điều hành. Vai trò của người điều hành rất cần thiết nhằm cho tang lễ tránh sai sót và diễn ra cách trọn vẹn hơn.
Chủ tang
Người chủ tang hay hộ tang là người đại diện tang quyến với tuổi đời cao, kinh nghiệm, tháo vát, gần gủi. Trong tang lễ nếu người hộ tang có thể kiêm luôn người chấp sự nếu họ biết nghi lễ. Người chấp sự là người biết về nghi lễ: lễ Tế Ngu, Viết văn cúng tế, bài vị, cáo phó….
Người thu lễ
đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận lễ và sắp lễ lên bàn thờ, và báo cho tang quyến ra bái tạ. Vai trò người thu lễ không chỉ nhận lễ, mà còn phải lên danh sách người đến viếng và số lễ vật, để sau này tang quyến dựa vào đó mà tạ lễ. Người thu lễ nên chọn người thân tín trong tang quyến.
Người chấp hiệu:
Đây là người phụ trách ra hiệu chỉ huy đám phu kiệu đưa quan tài ra vào. Điều khiển việc di chuyển quan tài sang trái hay phải, lên xuống với việc ra hiệu bằng 2 thanh gỗ ngắn cầm tay. Thông thường ngày nay, việc tổ chức tang lễ thường dành cho trại hòm hay dịch vụ tổ chức tang lễ bên ngoài. Vì thế tang gia không cần phải lo, vì bên dịch vụ họ sẽ lo hết. Tuy nhiên nhiều nơi vẫn muốn con cháu khiêng quan tài, thì nên chọn người chấp hiệu giàu kinh nghiệm.
Tóm kết về những việc làm khi có người thân qua đời
Trên đây là những công việc thiết yếu mà gia quyến cần làm khi có người thân qua đời. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ an táng trọn gói ra đơi, họ sẽ làm những công việc mà vì tang gia bối rối khó có thể chu toàn được. Tang quyến có thể chọn dịch vụ tang lễ trọn gói Blackstones chúng tôi sẽ giải quyết mọi rối rắm trong quá trình tang lễ của các bạn, và giúp tang lễ tổ chức tốt đẹp hơn. Bài viết trên hi vọng giải quyết thắc mắc làm gì khi gia đình có người thân mất.

Lý Minh Tuấn là nhà giáo với nhiều năm giảng dạy tại các đại học miền nam trước 1975. Là Thụ thụ giáo với các giáo sư danh tiếng nhất Việt Nam về triết đông. Tác giả những đầu sách nổi tiếng: Đông Phương Triết học Cương Yếu, Triết lý chữ hòa, Lão Tử đạo đức kinh giải luận,Tứ thư bình giải, Vào cửa triết Đông, Nho văn căn bản.