Nhiều người hỏi chúng tôi: “Bên công giáo có giỗ không”? Câu trả lời là có, vậy giỗ theo người công giáo thế nào? Có gì khác biệt so với các tôn giáo khác? Bài viết này mogiatoc.vn xin chia sẻ đến quý vị.
Bối cảnh ra đời giỗ của người công giáo
Trước tiên hiểu đôi nét về lịch sử hình thành đạo công giáo tại Việt Nam. Đạo công giáo tại Việt Nam khai sinh năm 1533, bởi I-Ne-Khu, tiếp đến là các cha dòng Đa Minh thuộc Bồ Đào Nha từ 1550, 1558. Tiếp sau đó là các tu sĩ dòng Phan Xi Cô 1583, và sự phát triển của đạo Giato lớn mạnh vào thế kỷ 17 tức vào mốc giai đoạn 1615-1665 bởi các tu sĩ linh mục dòng Tên lúc bấy giớ lịch sử nước ta phân cách bởi Đàng Trong do chúa Nguyễn cai quản, và đang ngoài do Vua Lê Chúa Trịnh cai quản.
Xem thêm bài viết
Cần làm gì khi nhà có người thân mất
Bối cảnh tín ngưỡng Việt Nam thế kỷ 16 và 17
Lúc bấy giờ Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ Đạo Giáo, Khổng Giáo, Nho Giáo và Phật Giáo. Để đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam và được chấp thuận, các tu sĩ công giáo đã phải “hội nhập” văn hóa tín ngưỡng. Một ví dụ cụ thể về đạo thờ Trời, các tục cúng vái trời, thờ ông bà tổ tiên với việc trưng di ảnh, nhang khói cũng như giỗ chạm, từ đó giỗ bắt đầu xuất hiện với đạo công giáo.
Niềm tin vào đời sau khi qua đời thể hiện qua việc giỗ của người công giáo
Với niềm tin của người Kito hữu, sự sống này chỉ là tạm bợ, và là kiếp lưu đày để sau khi qua đời nhờ việc ăn ngay ở lành, sẽ được hưởng hạnh phúc đời sau. Chính quan niệm này ảnh hưởng đến ý nghĩa ngày giỗ theo công giáo.
Xem thêm về
Giỗ công giáo là cách để tưởng nhớ người đã chết qua lời cầu nguyện
Và sau khi qua đời, tùy địa phương, người công giáo vẫn tổ chức giỗ có nơi giỗ 49 ngày, có nơi giỗ 100 ngày và giỗ giáp năm, giỗ mãn tang, và giỗ hang năm. Tuy nhiên ý nghĩa của giố 49 ngày khác hoàn toàn với quan niệm của phật giáo: là thời gian trải qua 7 cửa để đầu thai siêu thoát…. Hay giỗ 100 ngày theo quan niệm của Phật giáo là ngày lễ giỗ cầu siêu để lỡ 49 ngày chưa được đầu thai thì ngày lễ 100 ngày là ngày lễ cầu nguyện để họ được chuyển kiếp….
Vì đạo công giáo tin vào đời sau và không tin có kiếp luân hồi, nên lễ giỗ thường người nhà sẽ tới nhà thờ xin cha Sở làm lễ cầu cho linh hồn người qua đời, và người nhà sẽ cung tham dự thánh lễ cầu nguyện cho người quá cố sớm được hưởng nhan Chúa nếu họ đang ở luyện ngục để thanh luyện.
Giỗ của người công giáo là dịp để bày tỏ lòng cảm ơn
Trong quá trình an táng, chắc chắn không tránh được thiếu sót. Do đó giỗ là cách để gia quyến tỏ lòng cảm ơn những đóng góp cách này hay cách khác cho tang lễ diễn ra tốt đẹp. Và cũng là cách để nói lời xin lỗi nếu trong tang lễ có gì sơ sót.
Giỗ là dịp để con cháu sum họp
Giỗ theo người công giáo cũng là dịp để con cháu gần xa quây quần lại, thắp cho cha mẹ ông bà tổ tiên nén hương. Và giỗ cũng là dịp gặp mặt nhau, hỏi thăm tạo tình thân thắm thiết hơn.
Những ngày lễ tưởng nhớ người đã chết của công giáo
Ngoài ra, người công giáo còn dành 2 ngày để tưởng nhớ người đã qua đời hàng năm ngoài ngày giỗ ra.
Tưởng nhớ người đã chết nguyên tháng 11
Người công giáo ngoài lễ giỗ ra, còn có 1 tháng 11 hàng năm, Giáo hội dành nguyên tháng để cầu nguyện cho người đã qua đời. Và đặc biệt ngày 2.11 là cao điểm tức là ngày lễ Cầu Nguyện Cho Các Đẳng Linh Hồn. Lúc này, con cháu sẽ quay quần bên mộ, dọn dẹp mộ, trưng hoa, thắp nhang, và thông thường sẽ có cha làm lễ tại đây.
Người công giáo tưởng nhớ người đã chết vào mùng 2 tết
Vào dịp lễ tết tức mồng 2 tết, là ngày kính nhớ ông bà tổ tiên, nên trong ngày này sẽ có thánh lễ tại nghĩa trang, và con cháu sẽ dọn dẹp mộ phần quay quần cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất.
Giỗ đạo công giáo khác đạo khác
Chính niềm tin vào đời sau, nên người công giáo chỉ dung ngày lễ giỗ mang ý nghĩa cầu nguyện, tụ họp…. Vì thế lễ giỗ của người công giáo sẽ không có mâm cúng. Cùng lắm để đĩa hoa quả để trưng bày.
Người công giáo có thờ tổ tiên không
Người công giáo không thờ tổ tiên, chỉ dung từ tôn kính tổ tiên. Bởi việc thờ, phụng thờ chỉ dành cho một mình Thiên Chúa là Đấng tạo thành vạn vật, và là cứu cánh đời mình. Cha mẹ cũng chỉ là con người, vì thế người công giáo chỉ tôn kính, hiếu thảo, và khi chết vẫn để bàn thờ, nhưng bàn thờ phải dưới bàn thờ Thiên Chúa. Tuy vậy, đạo công giáo luôn đề cao chữ hiếu cụ thể người công giáo có 10 giới răn, trong đó có giới răn thứ 4 là thảo kính cha mẹ.
Tóm kết về giỗ của người công giáo
Giỗ của người công giáo có nguồn gốc từ đạo Thờ Trời, Phật, Khổng, Nho… nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Bởi người công giáo tin đời sau chỉ duy nhất, và việc giỗ là cách thể hiện truyền thống văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, không phải vì đó mà người tín hữu không được dạy về lòng thảo kính cha mẹ, mà người công giáo phải thực thi giới răn thứ 4 trong việc thảo kính cha mẹ lúc còn sống cũng như lúc qua đời.
Nhắn nhủ cho những ai là người công giáo, hãy sống đức tin của mình qua việc ăn ngay ở lành, qua hành động thảo hiếu cha mẹ.

Lý Minh Tuấn là nhà giáo với nhiều năm giảng dạy tại các đại học miền nam trước 1975. Là Thụ thụ giáo với các giáo sư danh tiếng nhất Việt Nam về triết đông. Tác giả những đầu sách nổi tiếng: Đông Phương Triết học Cương Yếu, Triết lý chữ hòa, Lão Tử đạo đức kinh giải luận,Tứ thư bình giải, Vào cửa triết Đông, Nho văn căn bản.