Hiểu Về Giỗ Trong Văn Hóa Người Việt

Giỗ là hành động chỉ sử thương tiếc với người đã khuất, và là nghi lễ cầu nguyện cho người đã khuất sớm được hưởng miền cực lạc. Bài viết này mogiatoc.vn xin chia sẻ đến quý đọc giả hiểu về Giổ trong văn hóa người Việt.

Giỗ là gì?

Giỗ theo phong tục của người Việt là nghi thức tưởng niệm người đã qua đời. Thông thường lễ giỗ sẽ được tính theo ngày âm. Cũng có nơi tính theo ngày dương lịch. Và giỗ thường được tổ chức tại tư gia, nhà thờ, nhà chùa… Giỗ còn được gọi với tên gọi khác là Kỵ Nhật.

Xem thêm Giỗ là gì tại

Xem thêm về dịch vụ an táng trọn gói

Mục đích của lễ giỗ

Tùy vào từng loại giỗ, mà có ý nghĩa khác nhau một chút. Tuy vậy giỗ cũng mang ý nghĩa là tưởng nhớ người đã chết và cũng là ngày để quy tụ, kết nối tình than giữa anh em con cháu, họ hang, hang xóm láng giềng.

Các loại lễ giỗ

Theo văn hóa người Việt, có khá nhiều lễ giỗ trong đó những ngày lễ giỗ thường được nhắc đến: giố 49 ngày, giỗ 100 ngày, giỗ giáp năm, giỗ mãn tang 3 năm, và giỗ hàng năm thường niên. Sau đây cùng chúng tôi hiểu thêm về ý nghĩa của từng loại lễ  giỗ này nhé.

Giỗ 49 ngày hay còn gọi là lễ Chung Thất

Đây là lễ giỗ được thực hiện sau 49 ngày người sống lìa đời. Lễ 49 ngày là lễ lớn, và được tổ chức long trọng với nghi lễ, đồ cúng tươm tất. Nguồn gốc của lễ Chung Thất xuất phát từ quan niệm của Phật Giáo: Sau khi người chết qua đời, tức linh hồn lìa khỏi xác, thì linh hồn sẽ phải trải qua 7 lần phát xét, và thời gian phát xét sẽ kéo dài trong 7 ngày. Sau thời gian này, linh hồn có thể được siêu thoát, giam cầm địa ngục hay hưởng phúc cõi phật.

Theo quan niệm người Trung Hoa, sau khi chết, linh hồn trải qua 10 cửa được phát xét về điều lành dữ mình đã làm khi còn sống. Do đó 7 tuần đầu khi mất họ sẽ trải qua 7 cửa ngục.

Ý nghĩa lễ giỗ 49 ngày

Theo quan niệm Phật giáo, chết không phải là hết, mà là chuyển kiếp qua một kiếp tùy vào đức mà khi người còn sống đã tạo ra. Nếu đời sống họ tốt, họ sẽ được tái sinh vào cảnh giới an lành, còn nếu đời sống họ xấu, sau khi chết, họ sẽ được tái sinh vào cảnh giới không an lành để trả nghiệp. Đây là nghi lễ nhằm tưởng nhớ đến người đã khuất của người còn sống. Chung Thất là nghi lễ nhằm tạo phước đức cho người khuất, và gửi gắm câu kinh từ tang ni nén nhang đầy ước mong hầu giúp người đã mất hướng phật. Và mong muốn vãng sanh vào cảnh lành.

Lễ Giỗ 100 Ngày

Đây là giỗ tùy vào phong tục của địa phương. Có nơi chỉ tổ chức lễ 49 ngày, không tổ chức cúng giỗ 100 ngày. Cũng như lễ giỗ 49 ngày, lễ giỗ 100 ngày là lễ để người sống ngừng thương khóc, và qua đó trở về cuộc sống bình thường. Lễ giố 100 ngày còn được gọi là lễ Thôi khóc hay lễ Tốt Khốc.

Nguồn gốc của lễ giỗ 100 ngày

Ông bà ta quan niệm rằng: Sau 49 ngày, tức linh hồn người chết trải qua 7 lần phán xét, và sẽ được vãng sanh. Tuy nhiên cũng có người sau 49 ngày vì lý do nào đó, cũng chưa được vãng sanh, thì lễ 100 ngày cũng là cách để tiễn người an nghỉ để họ ra đi không vướng bụi trần.

Theo giáo lý Phật giáo, sau khi chết, linh hồn của người đã qua đời sẽ trải qua một chuỗi quá trình đi lên thiên đàng, qua các vùng địa ngục, trở về trần gian và cuối cùng tiêu diêu trong cõi vĩnh hằng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình này, linh hồn của người đã qua đời vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân và đời sống xã hội. Do đó, để cầu cho người đã qua đời được yên nghỉ và đem lại bình an cho gia đình, người Việt thường tổ chức các lễ cúng giỗ, trong đó lễ giỗ 100 ngày được coi là một lễ cúng quan trọng.

Lễ giỗ 100 ngày được coi là một trong những lễ cúng lớn nhất, bởi vì sau 100 ngày, linh hồn của người đã qua đời đã hoàn toàn rời khỏi thế gian, đến được cõi vĩnh hằng. Lễ giỗ 100 ngày thường được tổ chức tại nhà hoặc chùa, với nhiều hoạt động cúng dường, đặc biệt là các món quà và thức ăn được dâng lên bàn cúng, và cầu nguyện cho người đã qua đời được an lành trong cõi vĩnh hằng.

Giỗ đầu hay Tiểu Tường

Đây là lễ giỗ kỷ niệm 1 năm người đã ra đi. Tuy thời gian người ra đi 1 năm, nhưng thực tế đau buồn vì sự chia ly với người ta vẫn còn nơi người còn sống. Do đó, một năm cũng là dịp để sum họp nhau để tưởng nhớ về người đã khuất, qua đó cảm ơn những người còn sống cách này hay cách khác trong ma chay họ đã góp công của để cho tang lễ diễn ra tốt đẹp. Hơn nữa, việc cúng lễ 1 năm cũng là cách để người thân, hàng xóm cầu nguyện cho họ sớm được siêu thoát, hoặc sớm được lên Thiên Đàng với người tin vào Thiên Chúa.

Giỗ mãn tang là gì

Giỗ mãn tang hay xả tang là lễ giỗ mà gia đình sẽ xả tang, không còn đeo tang người đã mất nữa. Thông thường khi gia đình có người qua đời, người thân sẽ đeo tang, thông thường theo quan niệm truyền thống là 3 năm. Con cái đeo tang cha mẹ 3 năm, vợ để tang chồng 3 năm…. Và sau thời gian này, sẽ không còn đeo tang nữa.

Ngày giỗ người chết có về không

Ngày giỗ người chết có về không?

Nhiều người quan niệm rằng: Khi cúng giỗ, bày mâm giỗ lên, đốt nhang khói lên nhằm mời người đã qua đời về hưởng. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, người chết đã chết rồi, và họ đã đầu thai kiếp khác, nên việc cúng giỗ thật sự không ý nghĩa lắm cho người chết. Và người chết khi được cúng giỗ cũng sẽ không về.

Vậy phải hiểu sao về giỗ, liệu sự thật người chết có về khi cúng giỗ không?

Có thể nói rằng, cúng giỗ là truyền thống của người Việt, nhưng để hiểu rõ được ý nghĩa của cúng giỗ, không phải ai cũng biết. Cúng giỗ mang ý nghĩa chính là sự tưởng niệm, tri ân người đã khuất, qua đó là cách thể hiện truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của con cháu. Tuy vậy, nhiều người đã không hiểu rõ về cảnh giới, nên có nhiều thắc mắc.

Ở đây, chúng ta dựa vào lý luận của 2 quan điểm, đó là quan điểm của Phật Giáo và của Công giáo

ngày giỗ người chết có về không? Theo quan niệm của phật giáo

Sau khi chết 49 ngày, người chết sẽ trải qua 7 cửa phán xét, và nếu người khuất khi còn sống ăn ở có đức, họ sẽ được đầu thai một kiếp khác. Hoặc nếu họ là người sống ác, và vì lý do nào đó trở thành âm hồn vất vưởng. Thì như thế, chỉ có âm hồn vất vưởng mới có thể hưởng được mâm cúng mà người sống cúng. Như thế ngày giỗ người chết có về không? Câu trả lời theo quan điểm phật giáo là có nếu họ chưa được siêu thoát. Như thế, chúng ta là những người con, người thân đâu muốn cha mẹ, người thân của chúng ta khi chết không được siêu thoát???

Ngày giỗ người chết có về không? Theo quan niệm của Công giáo

Quan niệm của công giáo, khi người chết đi, linh hồn sẽ ở 1 trong 3 nơi: Thiên Đàng, Hòa Ngục và Luyện Ngục sau khi trải qua cuộc phán xét riêng từ Chúa Giesu.

Và những ngày lễ giỗ trong Kito giáo là những ngày con cháu, người thân tụ họp lại để ăn với nhau một bữa cơm, đọc cho người thân yêu đã qua đời một câu kinh, và Xin lễ cầu nguyện cho linh hồn đã qua đời. Hơn nữa ý nghĩa ngày giỗ của công giáo là sự gắn kết giữa người sống và người chết. Vì theo công giáo, Hội Thánh có sự hiệp thông giữa người sống, người chết, và những người hưởng phúc Thiên đàng. Do đó, ngày giỗ người chết có về không, theo quan niệm công giáo thì không? Bởi mầu nhiệm HIệp Thông trong công giáo, luôn thể hiện sự gắn kết giữa người sống và người chết rồi.

Tóm kết về cúng giỗ

Tóm lại, giỗ là cách thể hiện long thương cảm, tiếc thương với người đã khuất, và qua lễ giỗ, người sống gửi đến mong muốn linh hồn người chết sớm được siêu thoát. Và giỗ cũng là cách để thể hiện long biết ơn với người đã khuất cũng như người còn sống.

Bài viết liên quan
Facebook
Zalo
0909298297
0906119127
Vị trí