Nghĩa Trang Lái Thiêu là một trong những nghĩa trang có từ lâu đời tại Miền Nam, tọa lạc tại Bình Dương. Nơi có rất nhiều người nổi tiếng an nghỉ nơi đây, trong đó có tổng thống Ngô Đình Diệm. Bài viết này xin chia sẻ đến quý độc giả đôi nét về nghĩa trang Lái Thiêu.
Xem thêm về nghĩa trang Gò Dưa
Sơ nét về nghĩa trang Lái Thiêu
Nghĩa trang Lái Thiêu thuộc Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương. Với diện tích lên đến 48 hecta, gồm 2 khu vực A và B. Và 2 khu này tách biệt để chôn cất khác nhau. Khu A gọi là khu Chợ Lớn nơi chôn cất những người Hoa. Còn khu B gọi là khu Sài Gòn.
Từ năm 1988 đến nay, phụ trách vận hành nghĩa trang này bởi công ty Cổ phần Xây dựng Dịch vụ Công cộng Bình Dương. Tuy nhiên, trước thời gian này khá nhiều đơn vị đã tiếp quản.
Nghĩa trang Lái Thiêu Ngày nay với thực trạng
Cho tới ngay nay, theo năm tháng, nghĩa trang Lái Thiêu đã xuống cấp trầm trọng. Hiện trạng khu A tuy vẫn còn bức tường bảo vệ với kiến trúc có vẻ chắc chắn. Nhưng khu B phần chốt gác cũng đã không còn. Chính vì không có tường rao bao quanh, nên việc xảy ra những tệ nạn trộm cắp dây sắt mộ vẫn diễn ra phức tạp.
Tuy vậy, số người đến viếng hàng ngày khá đông và nhiều người cũng chưa biết đường đến nghĩa trang Lái Thiêu như thế nào.
Hướng dẫn đường đi tới nghĩa trang Lái Thiêu
Sau đây là những hướng dẫn đường tới nghĩa trang Lái Thiêu mà chúng tôi biết được để hướng dẫn cho bạn. Được tính điểm khởi hành là ngã Tư Bình Phước.
Đi theo Đại Lộ Bình Dương tới nghĩa trang Lái Thiêu
Chúng ta sẽ chọn địa điểm từ ngã tư Bình Phước đi đến nghĩa trang Lái Thiêu theo quốc lộ 1A tới ngã tư Bình Phước, tiếp tục vào Đại Lộ Bình Dương, tới đường Bình Nhâm, chợ Lái Thiêu đi tiếp 1km hướng về nhà thờ Lái Thiêu. Và từ nhà thờ Lái Thiêu đi thêm 100m bên phải sẽ là nghĩa trang Lái Thiêu.
Đi theo đường Gò Dưa nghĩa trang Lái Thiêu
Từ ngã tư Bình Phước rẽ phải chạy tầm 750m theo đường Gò Dưa sẽ gặp cầu vượt Gò Dưa. Từ cầu vượt Gò Dưa. Rẽ trái vào đường vành đai 2 chừng 47m, sau đó qua cầu vượt Gò Dưa về đường TL43 4.4km sau đó rẽ phải vào ĐT743B và chạy 1km, sau đó rẽ trái chạy 270m nữa là tới nghĩa trang Lái Thiêu.
Quy định quản lý nghĩa trang Lái Thiêu
Đây là quy định quản lý của nghãi trang Lái Thiêu tại Bình Dương. Khi tang quyến chọn nghĩa trang này là nơi an nghỉ của người thân, thì đồng nghĩa với việc chấp nhận 100% dịch vụ phải làm từ nghĩa trang này bởi công ty quản lý: Xây dựng mộ phần, bảo quản chăm sóc phần mộ, thậm chí dịch vụ hỏa táng hoặc cải táng cũng phải sử dụng dịch vụ từ công ty quản lý này. Và phí thanh toán sẽ được gia đình thanh toán phí dịch vụ sử dụng theo giai đoạn.
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của gia quyến khi sử dụng dịch vụ bốc mộ, gia quyến phải ký hợp đồng với công ty sau khi nộp hồ sơ xin bốc mộ. Mục đích là xác định đây có phải là thân nhân của người đã mất không.
Những người nổi tiếng được an nghỉ tại nghĩa trang Lái Thiêu
Nghĩa trang Lái Thiêu là nơi an nghỉ của những vị nổi tiếng như tổng thống Ngô Đình Diệm, và các họ tộc của tổng thống Diệm
Ngô Đình Diệm (1901-1963), quan nhà Nguyễn, thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa. Mộ ông được cải táng từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (Sài Gòn) khi nghĩa trang này được giải tỏa để chuyển thành công viên Lê Văn Tám.
Ngô Đình Nhu (1910-1963), nhà lưu trữ và chính trị gia Việt Nam, được nhiều tài liệu nhận định là kiến trúc sư của mọi chủ trương chính sách của nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Mộ ông được cải táng từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (Sài Gòn) giống như mộ của Ngô Đình Diệm.
Ngô Đình Cẩn (1912-1964), chính trị gia Việt Nam, cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung và cao nguyên Trung phần
Trúc Phương (1933-1996), nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của nhiều ca khúc nhạc vàng được yêu thích.
Tham khảo nguồn từ wiki
Bạn có nhu cầu về an táng dành cho người thân, tham khảo dịch vụ tang lễ trọn gói

Lý Minh Tuấn là nhà giáo với nhiều năm giảng dạy tại các đại học miền nam trước 1975. Là Thụ thụ giáo với các giáo sư danh tiếng nhất Việt Nam về triết đông. Tác giả những đầu sách nổi tiếng: Đông Phương Triết học Cương Yếu, Triết lý chữ hòa, Lão Tử đạo đức kinh giải luận,Tứ thư bình giải, Vào cửa triết Đông, Nho văn căn bản.