Suy Tư Về Sự Chết

Đã là con người phải có sinh, có tử. Sự chết chắc chắn sẽ đến với con người cách này hay cách khác. Bài viết này mogiatoc.vn xin chia sẻ đôi điều suy tư về sự chết.

Khao khát được sống vĩnh cửu

Chúng ta từng nghe câu chuyện Tần Thủy Hoàng đi tìm thuốc trường sinh. Ông đã ra chiếu cho các ngự y, hiền tài khắp nơi tìm thuốc trường sinh. Và cuối cùng ông cũng đã chết.

Hoặc trong bộ phim Tây Du Ký, trong những tập đầu, chúng ta được chứng kiến hành trình đi tìm thầy học đạo để mong được sống trường sinh của Tôn Ngộ Không. Khi gặp Lão Bồ Đề, Ngài có hỏi Ngộ Không chọn lựa nhiều trường phái học, Ngộ Không chỉ hỏi: có trường sinh hay không? Và diễn tiến câu chuyện như thế nào ai cũng đã biết.

Hoặc những ai mê phim hoạt hình, chắc sẽ biết đến bộ truyện tranh giờ đã được làm thành phim đó là bộ 7 Viên Ngọc Rồng. Trong đó nhiều người đi tìm ngọc rồng để được trường trình: Picolo, Vegeta, Frizze đều mong muốn thuật trường sinh.

Hoặc trong thời đại chúng ta, hầu hết biết rằng thuật trường sinh không có, nhưng đều mong muốn mình được sống lâu. Bởi thế mới có câu chúc: Sống lâu tram tuổi. Nhưng tất cả ước ao đó, chỉ là ao ước, và sự thật vẫn là cái chết đang chờ đợi chúng ta.

Suy tư về sự chết Sala Garden

Xem bài viết

Kim tĩnh là gì

Khăn tang là gì

Chết là gì?

Theo y khoa, chết hay qua đời, khuất, tử vong…. Được xem lại sự việc kết thúc mọi hoạt động của sinh vật cách vĩnh viễn hoạt động sống của cơ thể.

Cái chết hiểu theo công giáo

Chết là sự kết thúc sự sống ở trần gian, linh hồn lìa khỏi xác. Và chết là giai đoạn chuyển sang một cuộc sống vĩnh cửu.

Chết theo phật giáo

Là lúc kết thúc một kiếp ở trần gian, và chuẩn bị cho một kiếp khác.

Cái chết sự thật không thể chối bỏ

Thánh Vịnh đoạn 49 câu 11 có viết:

“Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,

Kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong” (Tv 49, 11).

“Đời sống con người chóng qua như cỏ.
Như bông hoa nở trong cánh đồng.
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi,
Nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích”.
(Tv. 102:3)

Hoặc trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết

“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
Để một mai tôi về làm cát bụi.”
(Trịnh Công Sơn, Cát Bụi).

Như thế, ai rồi cũng sẽ đối diện với cái chết. 100 năm sau khi  tôi mất đi, chẳng ai biết tôi là ai, chả ai còn nhớ tên tôi.

Sự thật về cái chết sẽ đến với mỗi người chúng ta, ai cũng hiểu, ai cũng biết. Chỉ có điều sự chết đến với chúng ta lúc nào, bằng cách nào, thì hầu như chúng ta không được biết đến.

Chết sự thật khó chấp nhận

Dẫu biết rằng ai cũng phải chết, nhưng khi đối diện với cái chết của người thân yêu, là sự mất mát lớn nhất của đời người. Tiền mất có thể kiếm lại được, nhà nát có thể xây được, nhưng khi người thân qua đời, thì không còn cách nào lấy lại được.

  • Chỉ về sự chết, người Việt Nam có những hạn từ đầy ý nghĩa: Mất, Qua đời….
  • Mất: là không còn sở hữu, không còn nhìn thấy. Nay người thân mình bên cạnh mình, mình còn  giận, còn thương, còn đụng chạm, còn giao tiếp…. Mất là không còn nữa.
  • Qua đời: một hạn từ khá hay chỉ về cái chết, qua đời có thể hiểu theo 2 nghĩa: đời mình đang sống đã qua đi rồi, và hiểu theo nghĩa khác là cuộc sống của mình đang sống mình bước sang một cuộc đời khác, nơi không còn đau thương và chết chóc…
  • Sự chết đến với người thân của chúng ta, là một thực tại khó chấp nhận. Ai mất cha mẹ, mới hiểu được cả giác của sự chia ly.
  • Sự chết đến với bản thân chúng ta như là cuộc vượt qua, là đối diện với một tương lai mù mịt phía trước: Sau chết sẽ như thế nào, không giải thích, không ai cảm nhận được. Và sự chết là hành trình duy nhất cho từng người.

Chết có phải là hết

Vậy chết có phải là hết, là kết thúc mọi sự, hãy xem quan điểm của 3 trường phái dưới đây, để hiểu hơn về cái chết đằng sau nó.

Chết theo quan điểm của Phật Giáo

4 khâu của định luật bên Phật Giáo: Thành, Trụ, Hoại, Diệt. Đây là quy luật dành cho tất cả những sinh vật có hình tướng.

  • Thành: từ chưa có ra có
  • Trụ: tồn tại một thời gian
  • Hoại: sự hủy hoại hư hại
  • Diệt: không tồn tại, bị tiêu diệt

Như thế Chết chính là khâu cuối cùng của 4 định luật trên. Định luật này cho chúng ta hiểu rằng tất cả sự vật đều vô thường, thay đổi. Như thế, cái nào sinh sẽ có diệt.

Tuy nhiên, với phật giáo, chết không phải là hết, mà là chuyển kiếp cho tới khi đạt được cảnh giới, giải thoát hết nghiệp. Tức luân hồi trả nghiệp, trả khi nào xong sẽ đạt miền cực lạc.

Quan điểm trên không chỉ có ở phật giáo, mà còn có ở các tôn giáo khác: Ấn giáo, Bà la Môn  giáo. Như thế, chết chỉ là sự thay đổi từ cảnh giới này sang cảnh giới khác.

Và chúng ta thấy những giây phút cuối đời của Phật Tử, người thân lo lắng, gửi gắm những tâm tình tốt đẹp qua lời cầu, kinh, tụng nhằm giúp người thân trước khi qua đời luôn hướng thiện, nghĩ về viễn tưởng cao đẹp hầu có thể vãng sanh tới nơi tốt lành.

Cuộc sống của người phật tử đúng nghĩa: Ăn chay, niệm phật, phóng sanh, hầu giải nghiệp, giúp tâm hướng phật. Nhờ việc lành phúc đức, họ sẽ được vãng sanh tốt hơn, và mau trả nghiệp để được thành phật.

chết không phải là hết

Cúng giỗ trong văn hóa người Việt

Quan điểm của Kitô giáo về cái chết

Quan niệm cái chết của Kito giáo: Chết không phải là hết, mà là chuyển sang một đời sống vĩnh cửu, và được sống trong Chúa Kito Phục Sinh – Ngài đã chết và đã sống lại để ban cho nhân loại cuộc sống đời đời. Sự sống đời sau, con người sẽ không bao giờ phải chết. Bởi thế trong thánh lễ an táng, luôn vang ca bài thánh ca: “Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi”. Sách giáo lý Công giáo: “Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa gia ân và xót thương để mỗi người thực hiện cuộc sống theo ý định của Ngài.”

Như thế, chết theo ý nghĩa Công giáo : là kết thúc hành trình dương thế, để trở về nhà Cha, ngôi nhà thật của mình.

Quan niệm Kito giáo: Sau chết linh hồn sẽ đi đâu

Chết là linh hồn lìa khỏi xác, và sẽ trải qua cuộc phán xét của Thiên Chúa về tất cả hành vi: lời nói, tư tưởng cũng như hành động. Và sẽ có 3 trạng thái, ở đây lưu ý là 3 trạng thái chứ không phải 3 nơi chốn. 3 trạng thái đó là: Thiên Đàng, Hỏa Ngục, Luyện Ngục. Và 3 trạng thái này sẽ đối xứng với những cung cách sống của chúng ta ở dưới trần gian. Người lành được lên trời, kẻ dữ sa hỏa ngục, và người còn ít tội trần cũng cần được thanh luyện trước khi về cõi trời.

Xem thêm an táng theo công giáo

Quan điểm của người vô thần với sự chết

Đúng như tên gọi “vô thần”, tức trong niềm tin của người vô thần không hề có thần thánh. Họ phủ nhận Đấng tối cao. Họ không tin bất cứ một vị thần nào.

Câu nói nổi tiếng của Mac nêu rõ quan niệm vô thần: ““Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Cũng vậy triết gia Nietzsche cho rằng: “Thượng Đế đã chết”. Vì thế việc coi tôn giáo như là liều thuốc phiện và Thượng Đế đã chết tức là họ tin rằng chết là hết, không có sự tồn tại cuộc sống đời sau: Thiên Đàng, Hỏa Ngục, Luyện Ngục hay kiếp luân hồi….

Chính quan niệm như thế, phái vô thân hầu như chỉ sống sao cho đời này thoải mái, dẫn đến tình trạng nhiều người theo thuyết vô thần bỏ qua luân thương đạo lý, bỏ qua những giá trị tinh thần, mà chỉ tập trung vào giá trị tạo bởi vật chất.

Sự chết là một thực trạng

Dù tin vào Thượng Đế hay tin vào đời sau hoặc không tin vào đời sau đi chăng nữa, thì chúng ta không thể phủ nhận một sự thật đó là:

Chúng ta đều phải chết.

Và khi chúng ta tin vào sự chết, dù là ai đi chăng nữa cũng mong muốn chuẩn bị cho mình một nơi yên nghỉ với mồ yên, mả đẹp.

Và chúng ta luôn nhận ra một điều là sự chết đến, nó tước đi tất cả quyền lực, tiền tài, danh vọng. Khi vào cõi đời với hai bàn tay trắng, thì giờ khi trở về lòng đất mẹ, chúng ta cũng chỉ hai bàn tay trắng.

Tóm kết

Suy tư về cái chết, giúp chúng ta sống tĩnh lặng hơn. Suy tư về cái chết giúp chúng ta sống buông bỏ hơn. Và khi suy tư về cái chết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kiếp người. Suy tư về cái chết giúp chúng ta sống bớt tham sân si và vị tha hơn với tha nhân.

Tham khảo nguồn từ

Bài viết liên quan
Facebook
Zalo
0909298297
0906119127
Vị trí