Tảo Mộ Tết Thanh Minh Truyền Thống Của Việt Nam

Tết Thanh Minh là gì?

Tết Thanh Minh tuy không phải là ngày lễ lớn như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán hay Tết Đoan Ngọ, nhưng tết này lại mang truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Uống nước nhớ nguồn. Tết Thanh Minh thường được tổ chức vào ngày 3.3 Âm lịch, và thường rơi vao tháng 4 của Dương lịch. Tết Thanh Minh là ngày lễ mà người ta sẽ chuẩn bị đi tảo mộ – thăm mộ. Và chỉnh trang lại mộ phần, nhang khói.

Thanh có nghĩa là khí, minh cón ghĩa là sáng, Thanh Minh có nghĩa là khí sáng, khí mát. Và thời điểm diễn ra tết Thanh Minh rơi vào tiết thứ 5 trong Nhị Thập Tứ Khí, và diễn ra 45 ngày sau ngày Lập Xuân. Lúc này khí hậu cũng đã mát mẻ không còn u ám của trời đông.

Xem thêm bài viết

Xây mộ hợp phong thủy

Nghi thức an táng người công giáo

Nguồn gốc Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nguồn gốc của tết này gắn liền với điển tích thời Xuân Thu. Lúc bấy giờ vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp nạn phải lưu vong khắp các nước: Tề, sở… Và trong quá trình gian nan ấy, Vua Tấn hiền sĩ là Giới Tử Thôi theo và hiến kế. Trong quá trình lưu vong, đói vì không có lương thực, Giới Tử Thôi đã lấy thịt đùi nấu cho vua ăn. Vua rất cảm kích vì hành động này. Thời gian Giới Tử Thôi theo hầu vua lên đến 20 năm nếm đắng nuốt cay. Và sau đó vua Tấn giành lại được ngai vua nhưng phong hầu tước cho nhiều người, mà bỏ quên Giới Tử Thôi. Sau này, vua Tấn nhớ ra và cho tìm ông lúc bấy giờ đang ở ân tại Điền Sơn. Nhưng Giới Tử Thôi không ra lĩnh thưởng và chịu chết cháy trong rừng. Vì vua ra lệnh đốt rừng để ép ông ra lĩnh thưởng nhưng ông từ chối.

Giới Tử Thôi chết để lại nỗi xót thương nơi nhà vua, Vua hạ lệnh kiêng đốt lửa và chỉ ăn đồ nguội trong 3 ngày từ 3/3 đến 5/3 âm lịch hàng năm. Và Từ đó ngày này được xem là tết Hàn Thực, nhằm tưởng nhớ công ơn sinh dưỡng của người khuất.

Tuy nhiên, khi tết này du nhập vào Việt Nam dưới thời Lý, ý nghĩa tết này đã biến đổi nhằm phù hợp văn hóa truyền thống của người Việt. Vẫn dung lửa, và việc nấu nướng vẫn diễn ra, thay vào đó là việc làm bánh trôi, bánh chay thay cho thực phẩm nguội – hàn thực. Do đó có tên gọi khác của tết Hàn Thực là tết Bánh Trôi, bánh chay.

Xem thêm cải táng là gì

Ý nghĩa của Tết Thanh Minh

  • Do đó Tết Thanh Minh là dịp để con cháu nhớ về cội nguồn với lòng biết ơn. Từ đó duy trì truyền thống tốt đẹp thờ ông bà của dân tộc.
  • Thể hiện sự biết ơn đó bằng việc thăm mộ, thắp cho ông bà nén hương với lời tri ân sâu sắc.
  • Đây cũng là dịp người làm ăn xa thường quy tụ về để tưởng nhớ đến những bậc đã sinh và dưỡng dục mình.

Tết Thanh Minh với Tục Tảo mộ vào những ngày nào?

Tết Thanh Minh thường rơi vào tháng 3 âm lịch, nơi khởi sự cho mùa xuân tươi mới. Gia đình sẽ tu họp với mâm cơm cúng, và sửa sang lại mộ phần: đắp đất, trồng cây, làm cỏ để mộ trông đẹp. Vì quan niệm của nhân gian, sống sao chết vậy, tức sống có nhà, chết có nấm mồ. Và người chết cũng cần có tết, đó là truyền thống tốt đẹp mà người Việt của chúng ta duy trì.

Chuẩn bị những gì cho tết Thanh Minh

Vào dịp tết Thanh Minh, người nhà sẽ làm 2 mâm cúng, mâm cúng ở nhà và mâm cúng ngoài mộ.

Mâm cúng mặn ở nhà

  • Chuẩn bị mâm cúng ở nhà với các lễ vật. Lễ vật này tùy vào kinh tế gia đình, cũng như vào việc gia đình phật tử hay không mà cúng chay hay mặn.
  • Gà luộc với xôi. Canh măng với miến, món xào cũng như một số lễ vật thông dụng: trái cây, trầu cau cũng như vàng mã….

Mâm cúng chay

Bao gồm trái cây, bánh kẹo, nến, vàng mã….

Mâm cúng tại phần mộ

Nhang đèn không thể thiếu. Hoa quả, Trầu cau cũng như tiền vàng, thêm nước sạch, rượu cũng như quả. Thêm xôi chè, gạo muối, mật ong, chai nước, bỏng bơ….

Lưu ý khi bày mâm cúng

  • Khi bày mâm cúng cần lưu ý vài điểm sau
  • Mộ phần phải được quét dọn sạch sẽ, gọn gang.
  • Mâm cúng phải sắp xếp gọn gang bày ra mâm hoặc đĩa, lót dưới bằng khăn, bày ra trên mặt bàn hay mặt phẳng.
  • Cũng nên có thêm phần lễ cúng Thổ Công, Thổ Địa tại nơi mộ phần với các lễ vật: Trầu, Hương, Nhang, Đèn, áo quần bằng giấy, tiền vàng…
  • Sau khi sắp lễ xong, vái lạy để tỏ lòng thành kính cũng như nhờ Thần Linh chứng giám lòng thành.

Văn khấn cúng Tết Thanh Minh tại nhà, ngoài mộ

Văn tế khấn Tết Thanh Minh tại nhà

  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
  • Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
  • Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
  • Hôm nay là ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Dần
  • Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
  • Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
  • Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
  • Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
  • Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn cúng tại mộ

  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy hương linh: (đọc tên người dưới phần mộ)
  • Hôm nay là ngày (đọc ngày âm lịch), nhân tiết Thanh minh, tín chủ chúng con là… ngụ tại số nhà… phường… quận,… thành phố…
  • Chúng con và toàn thể thành viên trong gia đình nhờ công ơn cao dày của … chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hiến hưởng.
  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Lưu ý khi cúng Tết Thanh Minh

  • Trong lễ cúng này, thường đại diện cũng là trưởng tộc hoặc cháu đích tôn.
  • Khi tảo mộ nếu xách nặng, không nên thuê người xách, mà hãy để con cháu trong dòng họ xách để tỏ lòng thành.
  • Không nô đùa, nhả nhớt trong lúc cúng.
  • Với phụ nữ mang thai, hạn chế vào vì sẽ ảnh hưởng hơi lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Giữ sạch sẽ môi trường xung quanh.

Tóm kết về tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh là tết theo truyền thống của người việt là tế của cội nguồn. Là ngày để thể hiện lòng thảo hiếu với tổ tiên qua việc tảo mộ, chăm sóc mộ phần. Bài viết trên mogiatoc.vn chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị ít kiến thức về Tết Thanh Minh. Mong đem lại hữu ích cho độc giả.

Tại Sala Garden, vẫn tổ chức lễ Tết Thanh Minh, mọi người có thể tham khảo.

Bài viết liên quan
Facebook
Zalo
0909298297
0906119127
Vị trí