Phật giáo dành tháng 7 âm lịch gọi là tháng Cô Hồn, Vu Lan Báo Hiếu, là tháng xá tội vong nhân. Cũng vậy, bên công giáo dành tháng 11 dương lịch để tưởng nhớ những người đã qua đời là ông bà cha mẹ họ hàng bạn bè…. Chúng ta cùng tìm hiểu về tháng 11 cầu cho các linh hồn của người công giáo nhé.
Trước tiên hãy tìm hiểu sơ qua về quan niệm sau khi chết của người công giáo.
Quan điểm sau khi chết của người công giáo
Người công giáo trong niềm tin của mình tin rằng con người có hồn và xác. Hồn sẽ lìa khỏi xác sau khi chết. Trạng thái linh hồn sẽ bất tử. Và sau khi chết sẽ có ba trạng thái linh hồn: Thiên đàng, hỏa ngục và luyện ngục. Những ai thật sự thanh sạch, sống đời tín hữu tốt, và được sạch tội sau khi chết sẽ được hưởng thiên đàng, ngược lại những người sống tội lỗi, mất ân sủng của Chúa sẽ phải sa hỏa ngục. Và những người vẫn còn tội những vẫn chết trong ân sủng của Thiên Chúa cần được thanh luyện, được vào chốn luyện hình hay hỏa ngục.
Theo giáo ly công giáo số 1030: “Các đẳng linh hồn là những người đã qua đời trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng hiện nay còn bị giam giữ tạm thời trong luyện ngục vì những tội nhẹ và vì chưa đền hết hình phạt của những tội đã được tha. Họ phải chịu sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng. Họ chính là đối tượng để các tín hữu cầu nguyện cho, đặc biệt là đối tượng của các thánh lễ cầu cho họ” (x. GLHTCG số 1030).
Luyện ngục là nơi thanh luyện linh hồn sau khi chết
Hầu hết con người sau khi chết, với bản tính yếu đuồi đều phải trải qua giai đoạn thanh luyện ở luyện ngục, đây là thời gian cần thiết trước khi vào thiên đàng. Theo Kito giáo, người sống đang ở giáo hội lữ hành là nơi được tạo công nghiệp, và những người đã qua đời sẽ cậy nhờ phước đức khi còn sống mà được lên trời hay ở luyện ngục, và sẽ không tạo được công nghiệp gì. Do đó các linh hồn nơi luyện ngục rất cần lời cầu nguyện của các tín hữu đang dương thế: ăn chay, hãm mình, và đọc kinh cầu nguyện, xin lễ dành cho các linh hồn hầu mong họ sớm được hưởng nhan Thiên Chúa. Và đỉnh cao của tháng 11 là ngày 2/11 là ngày lễ cầu cho các đẳng linh hồn.
Nguồn gốc của lễ cầu cho các đẳng linh hồn
Lễ cầu cho các đẳng linh hồn có từ lâu đời, nhưng có lẽ mang đậm ý nghĩa của ngày lễ này phải ke 63 đến thánh Odilo, Ngài là viện phục của dòng Biển Đức thuộc đan viện Cluny đã ấn định ngày 2/11 là ngày cầu cho các đẳng linh hồn. Trong ngày này, các tín hữu sẽ ăn chay, cầu nguyện, dâng lễ cầu cho các đẳng linh hồn.
Tại sao chọn ngày 2/11 là ngày lễ cầu cho các linh hồn luyện ngục
Ngày 2/11 được tiếp nối sau ngày 1.11 là ngày lễ mừng kính các thánh Nam nữ, là mừng giáo hội khải hoàn hay giáo hội Thiên Quốc, còn ngày lễ 2.11 ý nghĩa tiếp liền sau đó là nhớ về giáo hội Thanh luyện trong mầu nhiệm giáo hội thông công hay hiệp thông.
Tuy nhắc đến lễ cầu cho các linh hồn người ta thường nhắc đến thánh Odilo, nhưng việc cầu nguyện cho người qua đời đã có từ rất lâu. Cụ thể trong Cựu ước sách Macabe quyển thứ 2 chương 12 có viết về ông Macabe quyên tiền để gửi về đền thờ Gierusalem cầu cho các tử sĩ.
Từ Công đồng Tridentinô (1563) Đến Công đồng Vaticanô ( ll ) đã Xác quyết : Cầu cho người đã chết. Đây là việc làm thánh thiện, mang lại hạnh phúc vô bờ. Tới thời đức Leo 13 (1915) Ngài đã dành luôn tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời hay còn gọi là tháng các linh hồn.
Tại sao cần cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời
Đây là điều răn Chúa truyền phải yêu thương
Trong công giáo có rất nhiều giới răn, giới luật, nhưng tựu chung lại là giới răn yêu thương. Do đó việc cầu nguyện cho các linh hồn đang bị giam cầm nơi luyện ngục là cách thể hiện luật bác ái yêu thương.
Thể hiện giáo hội cùng thông công
Cầu nguyện cho các linh hồn là cách thể hiện mầu nhiệm hiệp thông giáo hội. Các anh chị em ở luyện ngục cũng là chi thể trong thân thể mầu nhiệm là nơi đức Kito là đầu.
Cầu cho các linh hồn cũng là cách thể hiện lòng biết ơn
Các linh hồn nơi luyện ngục là cha mẹ, ông bà bạn bè, hang xóm láng giềng…. là những người chúng ta từng mang ơn cách này hay cách khác. Việc cầu nguyện là cách thể hiện lòng biết ơn với những người đã qua đời.
Những việc làm hữu ích cho các linh hồn
Sau đây là những việc nên làm để cầu nguyện cho các linh hồn.
Xin Lễ,Tham dự thánh lễ.
Thánh lễ là cuộc tái hiện lại cuộc tử nạn của Chúa Kito trên cây Thánh Giá. Do đó ân sủng từ thánh lễ luôn dồi dào. Vì thế đi lễ, xin lễ cầu cho các linh hồn là việc làm ý nghĩa.
Xem thêm bài viết về xin lễ cầu cho các linh hồn
Xem thêm về thánh lễ an táng
Xem thêm về Giờ thánh lễ tại Hồ Chí Minh
Lần chuỗi Mân Côi
Đây là việc làm đạo đức tôn sùng Đức Mẹ, qua việc lần chuỗi Mân Côi, các tín hữu còn sống gửi lời cầu qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria để xin Chúa ban và tha tội cho các linh hồn.
Hi sinh hãm mình
Thật quý biết bao khi lời cầu nguyện được kết hợp với việc hi sinh hãm mình: hãm lại tính nóng, giảm bớt tính kiêu căng, hoặc hãm lại những lời nói tổn thương người khác…. Đây là việc làm giúp rất nhiều cho các Linh hồn.
Làm việc bác ái
Bố thí cho người nghèo, phụ giúp ai đang cần giúp đỡ với ý chỉ cầu cho các linh hồn là việc làm vô cùng ý nghĩa.
Và dĩ nhiên tất cả các việc làm trên cần phải kết hợp với tâm hồn có ân sủng của Chúa tức là không phạm tội trọng, và kết hợp với việc xưng tội rước lễ.
Tóm kết về tháng 11 cầu cho các linh hồn
Trên đây là những chia sẻ sơ lược về nguồn gốc và ý nghĩa tháng 11 của người công giáo. Bài viết này chúng tôi viết ra để dành cho những người đang muốn tìm hiểu về chủ đề này, đặc biệt là những anh chị em không phải công giáo. Do đó, những kiến thức chỉ mang tính sơ lược.
Trích nguồn tại đây

Lý Minh Tuấn là nhà giáo với nhiều năm giảng dạy tại các đại học miền nam trước 1975. Là Thụ thụ giáo với các giáo sư danh tiếng nhất Việt Nam về triết đông. Tác giả những đầu sách nổi tiếng: Đông Phương Triết học Cương Yếu, Triết lý chữ hòa, Lão Tử đạo đức kinh giải luận,Tứ thư bình giải, Vào cửa triết Đông, Nho văn căn bản.