Thánh Lễ An Táng

Thánh lễ an táng theo công giáo là cử hành phụng vụ cầu nguyện cho người đã qua đời. Bài viết này mogiatoc.vn xin chia sẻ đến quý độc giả về thánh lễ an táng dành cho người quá cố, cũng như những lưu ý khi tham dự thánh lễ an táng sao cho đúng.

Thứ tự lễ an táng

Chắc hẳn người công giáo sẽ rất quen thuộc với nghi thức trong thánh lễ an táng dành cho người quá cố. Bởi hầu hết trong cuộc đời người tín hữu sẽ tham dự ít là 1 hay vài lần thậm chí vài chục lần thánh lễ này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin chia sẻ lại một lần nữa thánh lễ an táng của người công giáo để cho những người là công giáo hoặc những người ngoài công giáo có thể hiểu hơn về ý nghĩa và giá trị của thánh lễ an táng.

Xem thêm bài viết: Nghi thức an táng theo Công Giáo

thánh lễ an táng

Nói qua về thánh lễ

Thánh lễ là phụng vụ mà giáo hội cử hành nhằm tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Chúa Giê-su. Và hiện tại hóa cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô.

Ý nghĩa của thánh lễ

Giáo hội cử hành thánh lễ với 4 ý nghĩa

  • Cảm tạ Thiên Chúa vì những ơn huệ của Ngài ban cho nhân loại
  • Tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô
  • Đền bù tội lỗi của người sống, cầu nguyện cho người đã qua đời.
  • Cử hành thánh lễ là cách thể hiện mầu nhiệm Hội Thánh Thông công của giáo hội bao gồm: giáo hội lữ hành, giáo hội thiên quốc và giáo hội thanh luyện.

Thánh lễ được cử hành có mấy loại

  • Thánh lễ sẽ có lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ, và lễ cử hành theo thương niên. Và tùy vào nhu cầu mục vụ gồm có các thánh lễ: Lễ hôn phối, lễ cầu hồn, lễ an táng, lễ tạ ơn, lễ chịu chức thánh, lễ khấn….
  • Như thế thánh lễ an táng là thánh lễ được cử hành với bản văn cầu nguyện cho người đã qua đời.

Quy trình của lễ an táng

Sau đây là quy trình lễ an táng

Đưa linh cữu vào nhà thờ

Đưa quan tài vào nhà thờ, nếu người giáo dân bình thường, sẽ để mặt hướng về bàn thờ, còn nếu là người có chức thánh, thì mặt họ sẽ quay về phía giáo dân. Trên quan tài sẽ để khan tang của những người thân mà vì lý do nào đó không thể tới đội tang. Và có thể thắp nến trên quan tài, để hoa cũng như để dây các phép, cũng như tượng chịu nạn hay cuốn Kinh Thánh trên nắp quan tài nếu là người có chức thánh. Lúc này chủ tế sẽ ra và đọc

Chủ tế : Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta và của Ðức Giêsu Kitô ở cùng anh chị em. Hoặc: Chúa ở cùng anh chị em.
Cộng đoàn: Và ở cùng Cha.

Chủ tế rảy nước thánh, rồi đọc:

Xin Chúa làm phép thi thể của…., với nước thánh nhắc nhở bí tích Rửa Tội như thánh Phaolô viết: “Tất cả chúng ta đã chịu phép Rửa Tội trong Ðức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép Rửa trong sự chết của Người. Và nếu chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Ðức Kitô nhờ vinh hiển Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng được tái sinh trong đời sống mới như vậy. Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Người trong sự sống lại giống như vậy”. (Rom 6:3-5)

Hoặc linh mục (chủ tế) có thể đọc:

Quê hương chúng ta ở trên trời và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời xuống cứu chuộc chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác sáng láng của Người.
Xin Chúa nhận người anh (chị) em chúng ta vào số các thánh của Chúa, để được hưởng gia nghiệp lời hứa cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa cho chúng ta nữa. Xin Chúa cho chúng ta sẽ có ngày gặp lại người thân yêu mà chúng ta đang thương nhớ bây giờ. Chớ gì tất cả chúng ta được gặp Đức Kitô khi Ngài lại đến trong vinh quang, vì Ngài là sự sống của chúng ta.

Có thể trải một khăn trắng trên quan tài, nhắc nhở chiếc áo trắng ngày chịu phép Rửa Tội:

Trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tôi tớ Chúa là… đã mặc lấy Ðức Kitô, vậy xin cho cũng được mặc áo vinh quang trong ngày Ðức Kitô lại đến.

Linh mục rảy nước thánh trên linh cữu. Sau đó ca đoàn hát ca nhập lễ.

  • Và sau khi linh mục tới bàn thờ và bắt đầu thánh lễ với việc làm dấu thánh giá: nhân danh chúa Cha, Con, Thánh Thần,
  • Cộng đoàn đáp: Amen
  • Và linh mục tiếp tục: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em,
  • Cộng đoàn: Và ở cùng cha
  • Sau đó linh mục nói đôi chút về thánh lễ an táng để dẫn nhập vào phần xám hối.
  • Sau đó đọc kinh: Tôi Thú Nhận
  • Và sau đó, là kinh Thương Xót

Phụng Vụ Lời Chúa

Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu bằng lời nguyện nhập lễ. Linh mục có thể chọn một trong những lời nguyện nhập lễ sau từ sách lễ Rô-ma

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chỉ mình Chúa mới thắng nổi sự chết và ban cho chúng con sự sống muôn đời. (Hôm may) ÔBACE T… là người tín hữu Chúa và người anh (chị) em của chúng con đã cùng an giấc với Ðức Giêsu, Con Một Chúa. Nhưng chúng con biết rằng Chúa đã cho Ðức Giêsu sống lại, Chúa cũng sẽ cho ÔBACE được cùng sống lại với Người. Vì vậy, chúng con tin tưởng cầu xin Chúa cho ÔBACE được chia sẻ vinh quang với Ðấng đã từ cõi chết sống lại. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Hoặc:

Lạy Chúa, Con Một Chúa từ cõi chết sống lại đã tăng cường niềm tin của chúng con. Giờ đây, xin Chúa thương nhận lời chúng con khẩn nguyện mà làm cho lòng chúng con luôn trông cậy vững vàng: Chính Ðức Giêsu sẽ cho người con cái Chúa là ÔBACE T… được phục sinh vinh hiển. Chúng con cầu xin…

Nếu trong mùa Phục Sinh thì chọn lời nguyện nhập lễ

Lạy Chúa, Con Một Chúa từ cõi chết sống lại đã tăng cường niềm tin của chúng con. Giờ đây, xin Chúa thương nhận lời chúng con khẩn nguyện mà làm cho lòng chúng con luôn trông cậy vững vàng: Chính Ðức Giêsu sẽ cho người con cái Chúa là OBACE T… được Phục Sinh vinh hiển. Chúng con cầu xin…

Amen.

Tiếp đến là bài đọc 1

Bài đọc trong thánh lễ an táng thông thường sẽ có 2 bài, bài đọc 1 là Cựu Ước hoặc Tân Ước, bài đọc 2 sẽ là bài Phúc Âm hay Tin Mừng.

Bài đọc 1:

Lời Chúa trong sách Gióp (G 19:1,23-27) Bấy giờ, ông Gióp lên tiếng nói: Ôi, những lời tôi nói đây, phải chi có người chép lại, phải chi có người ghi vào sách, có người đục bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá cho đến muôn đời! Tôi biết rằng Ðấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Ðấng mắt tôi nhìn thấy không phải…

Hoặc

Bài đọc 1: Lời Chúa trong sách Gióp (G 14:1-3,10-15) Con người do phụ nữ sinh ra, tuổi đời ngắn ngủi, mà âu lo chồng chất. Tựa đoá hoa mới nở đã tàn, con người qua mau, khác nào bóng câu qua cửa sổ, thế mà Ngài lại để mắt nhìn xem, còn bắt ra đối chất với Ngài. Còn con người chết là nằm bất động, sẽ ở đâu khi tắt thở rồi? Nước biển có thể biến mất, sông ngòi có thể cạn khô, cũng thế, con người nằm xuống ngủ yên rồi là không thức dậy nữa. Bao lâu các tầng trời còn tồn tại, nó vẫn không thức giấc, không tỉnh dậy, không hết ngủ say. Ôi, giả như Ngài giấu con trong âm phủ, cất con ở đó cho đến lúc cơn giận Ngài nguôi, cho con một thời hạn, rồi lại nhớ đến con? – vì đã chết rồi, làm sao con người sống lại được? Trong suốt cả thời gian khổ dịch con vẫn cứ đợi chờ, cho tới khi Ngài nâng con dậy. Bấy giờ Ngài gọi, con sẽ xin thưa. Bởi vì Ngài những khát khao mòn mỏi nhìn thấy công trình do tay Ngài làm nên.

Hay

Lời Chúa trong sách Ngôn Sứ Đanien (Đn 12:1- 3) “Thời đó, Mi-ca-en sẽ đứng lên. Người là vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân ngươi. Ðó sẽ là thời ngặt nghèo chưa từng thấy, từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó, dân ngươi sẽ thoát nạn, nghĩa là tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa. “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao….

Tiếp đến là Đáp Ca

ĐÁP CA: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6

Đáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 5).

Hoặc đọc: Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con (c. 4a).

1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.

2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. – Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.

3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.

4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.

ALLELUIA: Ga 11, 25-26

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ”. – Alleluia.

Bài Phúc Âm

PHÚC ÂM: Ga 6, 51-59

“Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?”
Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”.

Bài Giảng

Sau bài Tin Mừng là bài giảng của chủ Tế, Bài giảng này ngắn dài tùy nội dung của Linh mục triển khai. Bài giảng thường bám vào chủ đề bài tin mừng, hoặc liên quan đến suy niệm cái chết. Thông thường bài giảng này có thời gian 7-15phut.

Lời Nguyện Tín Hữu – Có thể bỏ qua phần này.

Sau bài giảng tới lời nguyện tín hữu hay lời nguyện giáo dân. Lời nguyện này có bố cục gồm lời mở đầu của chủ tế và lời kết của chủ tế. Và 4 lời nguyện được người xướng đọc lên. Có thể sử dụng sách lời nguyện giáo dân đã soạn sẵn hoặc tự soạn. Sau đây là lời nguyện giáo dân mẫu:

Lm: Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu Kitô đã chết để tiêu diệt sự chết nơi chúng ta, và đã sống lại để ban cho chúng ta sự sống mới. Tin tưởng và hy vọng nơi Người, chúng ta cùng dâng lời nguyện xin :

1.X: “Mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì cũng sẽ được sống lại trong Đức Kitô như vậy”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu suốt đời đã trung thành theo Chúa, mà nay đã qua đời, được vào hưởng niềm vui nước trời. Chúng con cầu xin Chúa.

Đ: Xin Chúa nhận lời chúng con.

2.X: “Ai tin Ta sẽ không phải chết đời đời”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho OBACE T. khi còn sống đã hết lòng tin yêu phụng sự Chúa, giờ đây được thoát khỏi hình phạt tội lỗi, mà vào hưởng hạnh phúc Chúa hứa ban. Chúng con cầu xin Chúa.

Đ: Xin Chúa nhận lời chúng con.

3.X: “Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho thân bằng quyến thuộc của người quá cố, được Chúa thương nâng đỡ và an ủi, hầu biến đau khổ mất mát thành của lễ đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin Chúa.

Đ: Xin Chúa nhận lời chúng con.

4.X: “Thầy ra đi để dọn chỗ cho các con”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn (giáo xứ) chúng ta, khi tiễn đưa OBACE T. về nhà Cha, được luôn nhớ rằng quê hương chúng ta ở trên trời, để sống tin yêu phụng sự Chúa suốt đời. Chúng con cầu xin Chúa.

Đ: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Lm: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống lại để bảo đảm cho chúng con được sống đời đời, xin thương nhận lời chúng con cầu nguyện, mà ban cho linh hồn T. sớm được hưởng niềm vui nước trời. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Đ: Amen.

Phụng vụ Thánh Thể

Tiếp đến là phần phụng vụ Thánh Thể với phần Dâng lễ: Linh mục sẽ tiếp nhận bánh rượu từ lễ sinh. Sau đó linh mục sẽ đọc lời nguyên Dâng lễ hay Tiến lễ

Lời nguyện tiến lễ: (Ngoài mùa Phục Sinh)

Lạy Chúa, chúng con dâng những lễ vật này để cầu nguyện cho OBACE T. được hưởng ơn cứu độ. Khi còn sống, OBACE đã vững tin Ðức Giêsu Con Chúa là Vị Cứu Tinh nhân hậu, thì giờ đây, xin Chúa cho OBACE được thấy rằng Người cũng là Vị Thẩm Phán khoan dung. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

Amen.

Lời nguyện tiến lễ: (Trong mùa Phục Sinh)

Lạy Chúa, xin thương nhìn đến lễ vật chúng con dâng và cho người con của Chúa là OBACE T. mới qua đời được vào chung hưởng vinh quang với Con Một Chúa, Ðấng đã dùng bí tích yêu thương liên kết chúng con nên một. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen.

Kinh tiền tụng

Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con cảm tạ Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng công bình và hữu ích cho phần rỗi chúng con. Nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

Nơi Người niềm hy vọng sống lại vinh phúc đã chiếu tỏa trên chúng con, để những ai buồn sầu vì số phận chắc chắn phải chết, cũng được an ủi, vì Chúa đã hứa phúc trường sinh bất diệt sau này. Vì lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì họ lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời.

Vì thế, cìng với các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần, các Bệ Thần và Quản Thần, cùng toàn thể đạo binh Thiên Quốc, chúng con luôn luôn hát ca chúc tụng vinh quang Chúa rằng:

Và cộng đoàn sẽ hát kinh: Thánh! Thánh! Thánh…

Sau đó sẽ là kinh Thánh Thể 1,2,3,4 tùy Linh mục chọn đọc cho phù hợp.

Tiếp đến là phần Hiệp Lễ

Giáo dân sẽ được rước lễ, và sau phần rước lễ, linh mục sẽ đọc lời nguyện hiệp lễ

Lời Nguyện Hiệp Lễ: (Ngoài mùa Phục Sinh)

Lạy Chúa, Ðức Giêsu Con Chúa đã để lại cho chúng con bí tích Thánh Thể làm lương thực đi đường giúp chúng con đủ sức tiến về nhà Chúa, ước chi nhờ bí tích này, người anh (chị) em tín hữu của chúng con là T. được vào Nước Chúa dự tiệc vui muôn đời. Chúng con cầu xin…

Amen.

Lời Nguyện Hiệp Lễ: (Trong mùa Phục Sinh)

Lạy Chúa, chúng con vừa cử hành bí tích Vượt Qua để cầu cho người con Chúa là OBACE T. mới qua đời. Xin thương đón nhận OBACE vào nhà Chúa, nơi đầy tràn ánh sáng và bình an. Chúng con cầu xin…

Amen.

Tiếp đến là nghi thức tiễn biệt

Đây là phần tiễn đưa thi hài ra nghĩa trang hay đi hỏa táng. Với nghi thức

Chủ tế: Anh chị em thân mến: người thân yêu của chúng ta đã về an nghỉ trong bình an của Ðức Kitô. Với niềm tin và hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện, phó thác người thân yêu này vào lòng từ ái của Chúa chúng ta.

Người thân này đã trở nên con cái Chúa qua bí tích Rửa Tội, và đã được nuôi dưỡng qua Bàn Tiệc Thánh của Chúa. Xin Chúa nhận người thân này vào Bàn Tiệc con cái Người trong nước trời cùng với các Thánh của Chúa, để được hưởng gia nghiệp lời hứa cuộc sống vĩnh cửu.

Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cùng Chúa cho chúng ta nữa. Xin Chúa cho chúng ta sẽ có ngày gặp lại người thân yêu mà chúng ta đang khóc thương bây giờ. Chớ gì chúng ta được gặp Ðức Kitô ngày Ngài lại đến trong vinh quang, vì Ngài là sự sống của chúng ta.

Ðáp ca:

Chủ tế: Xin các Thánh của Chúa đến phù trợ tôi tớ Chúa. Xin các Thiên Thần Chúa đến đón tiếp tôi tớ Chúa.

Mọi người: Xin đón nhận linh hồn này, mà dâng lên Thiên Chúa cao cả.

Chủ tế: Xin cho tôi tớ mà Chúa Kitô đã gọi, được đến với Người. Xin Thiên Thần Chúa dẫn đưa tới chân tổ phụ Abraham.

Mọi người: Xin đón nhận linh hồn này, mà dâng lên Thiên Chúa cao cả.

Chủ tế: Lạy chúa, xin cho tôi tớ Chúa được yên nghỉ muôn đời, và cho ánh sáng Chúa chiếu soi ngàn thu.

Mọi người: Xin đón nhận linh hồn này, mà dâng lên Thiên Chúa cao cả.

Kinh cầu

Chủ tế: Vì phép mầu nhiệm Chúa làm người.
Mọi người: Chúa chữa chúng con. (Và tiếp tục thưa như vậy sau mỗi câu).

Chủ tế:

  • Vì Chúa xuống thế.
  • Vì Chúa sinh ra.
  • Vì Phép Rửa cùng Chay Thánh Ðức Chúa Giêsu.
  • Vì Ðức Chúa Giêsu chịu nạn đóng đinh trên cây Thánh Giá.
  • Vì Ðức Chúa Giêsu chịu chết và chịu táng xác.
  • Vì Ðức Chúa Giêsu sống lại.
  • Vì Ðức Chúa Giêsu lên trời.
  • Vì Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
  • Vì Ðức Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang.
  • Ðến ngày phán xét.

Chủ tế rảy nước thánh và xông hương

Trong lúc linh mục xông hương, ca đoàn có thể hát những bài hát liên quan đến an táng.

Chủ tế: Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con xin phó dâng linh hồn… cho Chúa. Linh hồn này đã qua khỏi thế gian, xin cho được sống mãi hưởng vinh nhan Chúa. Nhờ lòng từ bi và nhân ái Chúa, xin thứ tha mọi tội lỗi đã phạm vì yếu đuối con người. Nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

Amen.

Chủ tế đọc tiếp: Xin Thiên Thần Chúa dẫn đưa linh hồn này vào Thiên Quốc. Xin các thánh tử đạo đón tiếp vào thành thánh, thành Giêrusalem mới và vĩnh cửu. Chúa phán: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta sẽ sống muôn đời”.

Tại Ðất Thánh

Làm phép mồ:

Chủ tế: Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu Kitô, qua việc Chúa nằm trong mộ ba ngày, Chúa đã thánh hóa vào các phần mộ của những người tin tưởng vào Chúa; và ngay cả thân xác của họ còn nằm trong lòng đất, họ tin rằng họ sẽ sống lại như Chúa.

Xin cho người thân của chúng con an nghỉ trong ngôi mộ này, đợi ngày Chúa là sự sống lại và là sự sống, sẽ cho sống lại trong vinh quang. Xin cho tôi tớ Chúa được nhìn thấy ánh sáng tôn nhan trong nước Chúa. Chúa hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Chủ tế rảy nước thánh và xông hương.

Xem thêm về các mộ công giáo đẹp

Lời nguyện giáo dân:

Chủ tế: Chúng ta hãy cầu xin cùng Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đã phán: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta có chết cũng sẽ được sống đời đời”.
Xướng: Lạy chúa, Chúa đã khóc thương khi người bạn Chúa là Lagiarô chết. Xin nâng đỡ chúng con trong lúc buồn sầu. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.

Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Xướng: Chúa nâng kẻ chết sống lại, xin ban cho người thân của chúng con sự sống đời đời. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.

Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Xướng: Chúa đã hứa phúc Thiên Ðàng cho người trộm lành thống hối. Xin đưa người thân chúng con vào hưởng niềm vui nước Chúa. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.

Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Xướng: Người thân của chúng con đã được rửa sạch bởi phép Rửa Tội và được Sức Dầu bằng dầu cứu rỗi. Xin ban cho được tham dự tình bằng hữu cùng các thánh của Chúa. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.

Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Xướng: Người thân của chúng con đã được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Chúa. Xin ban cho được một chỗ nơi Bàn Tiệc trong nước trời. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.

Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Xướng: Xin nâng đỡ chúng con trong cơn buồn sầu về cái chết của người thân chúng con. Xin cho niềm tin chúng con thành niềm an ủi, và cuộc sống muôn đời thành niềm hy vọng của chúng con. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.

Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Mọi người đọc Kinh Lạy Cha: Lạy Cha chúng con ở trên trời…

Cầu nguyện cho những người có mặt:

Chủ tế: Lạy chúa Giêsu, Ðấng cứu chuộc chúng con. Chúa đã tự hiến mình chịu chết, để mọi người được cứu rỗi, và vượt cõi chết đến cuộc sống mới. Xin nghe lời chúng con khẩn nguyện, mà nhìn đến dân Chúa đang khóc thương và cầu nguyện cho người thân yêu đã qua đời. Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Ðấng chí thánh và từ bi, xin thứ tha mọi tội lỗi con cái Chúa. Nhờ chết đi, Chúa đã mở cửa sự sống mới cho những ai tin tưởng vào Chúa. Xin đừng để người thân yêu chúng con xa lìa Chúa nhưng nhờ sức mạnh uy quyền Chúa ban, được hưởng ánh sáng, niềm vui và bình an trong nước Chúa. Chúa là Ðấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.
Lạy Chúa, xin cho linh hồn… được yên nghỉ muôn đời. Và cho ánh sáng Chúa chiếu soi ngàn thu.

Trong khi chôn:

Chủ tế đọc:

Chúa toàn nằng đã gọi người thân của chúng con từ cõi đời này về với Chúa. Chúng con xin gửi thi thể người này lại bụi đất, nơi loài người đãđược tạo dựng.

Chúa Kitô là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, và chúng con biết rằng Ngài sẽ cho mỗi thân xác hay chết chúng con sống lại như Người trong vinh quang.

Chúng con phó dâng người thân này cho Chúa. Xin Chúa tiếp nhận vào nơi bình an và cho sống lại ngày sau hết. Chúng con cầu nguyện nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

Amen.

Xem về hang toại đạo

Bài cảm ơn lễ an táng của gia quyến

Sau nghi thức này, tới phần cảm ơn của gia quyến. Gia quyến sẽ có bài cảm ơn đến cha sở, cha phó, quý tu sĩ nam nữ, quý chức ban hành giáo, bà con thân thuộc, hang xóm, và sau đó là lời xin thông cảm từ gia quyến.

Sau lời cảm ơn này, sẽ tiếp tục chôn cất hay hỏa táng.

Quy định cử hành lễ an táng

Trong các Thánh Lễ cầu cho người qua đời, đứng hàng đầu là lễ AN TÁNG. Lễ này được cử hành bất cứ ngày nào, trừ các ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, ngoài ra phải giữ tất cả những gì luật buộc phải giữ. [1]

Trong lễ an táng thường nên có bài giảng ngắn do vị chủ tế hoặc một linh mục đồng tế, hay phó tế, nhưng phải trình bày đúng tinh thần và nội dung bài giảng trong thánh lễ “Omelia” tránh mọi loại điếu văn ca tụng người quá cố hay lời văn thiếu tinh thần hiệp thông gây chia rẽ. [2]

– Đứng sau lễ An Táng là thánh lễ cầu cho người qua đời sau khi được tin báo tử, hay lúc mai táng, hay ngày giỗ đầu. Thánh lễ này có thể được cử hành cả trong những ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh, các ngày có lễ nhớ buộc, hoặc những ngày trong tuần Mùa Chay mà không phải thứ Tư Lễ Tro hoặc Tuần Thánh.

– Tiếp theo là lễ cầu cho người qua đời khác, gọi là “các lễ hằng ngày”, có thể được cử hành trong các ngày trong tuần thuộc Mùa Thường Niên, mà trong những ngày này chỉ có lễ nhớ tự do hoặc lễ trong tuần, miễn là thực sự chỉ lễ cho người qua đời. [3]

Hội thánh khuyến khích các tín hữu, nhất là những người thân trong gia đình người quá cố, tham dự Thánh lễ cầu cho người quá cố, kể cả việc rước lễ. [383] Hội Thánh dâng hy lễ tạ ơn Vượt Qua của Chúa Kitô cầu cho những người qua đời, để nhờ sự hiệp thông giữa mọi chi thể của Chúa Kitô, người thì nhận được ơn ích thiêng liêng, người thì có được niềm an ủi cậy trông. [4]

Nguồn tham khảo: tại

 

Bài viết liên quan
Facebook
Zalo
0909298297
0906119127
Vị trí