Xin Lễ Cho Người Qua Đời Hiểu Sao Cho Đúng

Chắc hẳn mỗi chúng ta dù là người công giáo hay là ngoài công giáo cũng đôi lần thắc mắc về việc xin lễ cho người qua đời: tại sao cần cầu cho các linh hồn? Xin lễ để làm gì? Tại sao phải xin lễ? Và xin lễ có thật sự ích lợi? Hay xin lễ bao nhiêu tiền là phù hợp?…. Bài viết này mogiatoc.vn chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị những kiến thức và ý nghĩa của việc xin lễ cho người công giáo.

Trong thánh lễ, phần kinh Tạ Ơn trong sách lễ Roma có phần cầu cho các tín hữu đã qua đời. Và các linh hồn được xin lễ sẽ được xướng tên.

Xin lễ cầu cho người qua đời

Tại sao cần xin lễ cho người qua đời

Theo niềm tin của người công giáo, con người có hồn và xác. Hồn sẽ rời xác đi khi qua đời. Và hồn sẽ chịu tất cả những hành vi tốt xấu mà khi còn sống đã làm. Như thế, sau khi chết linh hồn người vừa qua đời sẽ trải qua cuộc phán xét riêng để biết được những việc làm, tư tưởng, lời nói mình đã làm khi còn sống. Từ đó sẽ có 3 số phận định đoạt cho linh hồn ấy. Thiên đàng nếu linh hồn ấy sạch tội. Luyện ngục nếu linh hồn ấy còn vướng mắc, và cuối cùng là hỏa ngục nơi linh hồn đã làm quá nhiều điều không đúng khi còn sống.

Thế nhưng từ khi Adam Eva phạm tội, con người đã đánh mất đi tính thiện lành vốn có của mình, và dục tính đã xâm nhập vào và làm con người sống theo dục tính. Chính vì thế chúng ta thường hay nghe nói câu: Mang thân phận yếu đuối của một kiếp người sẽ không tránh được những sai sót.

Sự đánh mất ân nghĩa với Thiên Chúa là lý do để Ngôi Hai Thiên Chúa tức Chúa Giesu xuống thế làm người để đổ máu ra trên Thánh Giá nhằm cứu lại sự hư mất mà tổ tông Adam Eva đã đánh mất.

Như thế, tuy con người đã được cứu bởi Ngôi Hai, nhưng vì vẫn mang tính mỏng dòn yếu đuối của kiếp người, tội lỗi vẫn không thể không xuất hiện trong cuộc sống thường ngày. Và khi qua đời, việc linh hồn ấy phải thanh luyện nơi luyện hình là điều đương nhiên. Tuy vậy, để giảm bớt được hình phạt trong nơi khổ hình ấy người sống qua việc ăn chay, cầu nguyện, làm việc bác ái, đặc biệt là dâng Thánh Lễ cầu cho các Đẳng linh hồn là phương pháp giúp họ mau hưởng Nhan Thiên Chúa. Do đó, đây là lý do chính để xin lễ cầu cho các linh hồn ra đời.

Xem thêm về

Thánh lễ an táng 

Hang toại đạo

Sài lạnh đám ma

Quan Điểm Của Giáo Hội Về Việc Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn

Công Đồng Vatican II trong Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 51 xác quyết rằng: “Thánh Công Đồng này kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được hiển vinh trên trời hay phải còn tinh luyện sau khi chết…” VÀ như vậy, việc cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời là sự hiệp thông trong mầu nhiệm Giáo Hội Thông Công.

Sách Giáo Lý quả quyết: “Ngay từ những thời gian đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng niệm các người đã qua đời, và dâng kinh lễ để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh Lễ, để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa” (số 1032). Thật vậy! “Thời gian đầu” này đã có từ thời Cựu Ước. Giuđa Maccabê cầu nguyện và dâng hy lễ cho các chiến sĩ Do Thái đã chết khi trong mình còn mang lá bùa của người ngoại giáo, điều này đã bị Lề Luật cấm. Sách II Maccabê viết rằng: “Họ bắt đầu khẩn nguyện, xin Chúa tẩy sạch tội lỗi đã phạm (12, 42) và “như vậy, [Giuđa Maccabê] đã dâng hy lễ đền tội cho người đã chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (12, 45).

Trong lịch sử Giáo Hội sơ khai, chúng ta cũng thấy những bằng chứng về việc cầu nguyện cho người đã chết. Những câu khắc trên mộ của trong các hoang toại đạo Roma thế kỷ thứ II đã chứng minh cho thực hành này. Tấm bia trên mộ của Abercius (năm 180), Giám mục thành Hieropolis ở Phrygia xin cầu nguyện cho linh hồn mình được an nghỉ. Tác giả Tertullianô vào năm 211 đã chứng thực về việc giữ ngày lễ giỗ bằng những kinh nguyện. Hơn nữa, Kinh Nguyện Thánh Thể của Thánh Hippolytô (khoảng năm 235) rõ ràng đã nhắc đến việc dâng lời cầu nguyện trong thánh lễ cho người đã qua đời.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong Thông điệp Mirae Caritatis (1902) đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc các thánh thông công với thánh lễ: “Ân sủng của tình yêu thương nhau giữa người còn sống, được bí tích Thánh Thể củng cố và tăng cường, đã đặc biệt lan tràn đến với những ai còn nằm trong mối liên hệ các thánh thông công. Vì sự hiệp thông của các thánh rất đơn giản… đó là cùng chia sẻ sự giúp đỡ, việc đền tội, kinh nguyện và ơn ích giữa các tín hữu, giữa những người đang ở trên quê hương nước trời, những người đang chịu lửa tinh luyện, những người đang còn lữ hành nơi trần thế này. Tất cả hợp thành một thành phố mà thủ lãnh là Đức Kitô và nguyên tắc sống ở đấy là tình yêu. Đức tin dạy rằng dù rằng Hy Lễ chỉ được dâng lên cho Thiên Chúa, nhưng được cử hành để tôn vinh các thánh hiện đang ngự trên trời với Thiên Chúa là đấng đã đội triều thiên cho họ. Dâng thánh lễ cũng là để cầu xin các thánh can thiệp cho chúng ta và, theo truyền thống Giáo Hội, để tẩy sạch vết nhơ tội lỗi của những người anh em đã chết trong Chúa nhưng chưa được hoàn toàn tinh sạch”. Hãy nhớ điều này: Thánh Lễ siêu vượt thời gian và không gian, kết nối các tín hữu trên trời, dưới đất và trong luyện ngục trong mầu nhiệm các thánh thông công. Thánh Lễ cũng gia tăng sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô, xoá bỏ tội nhẹ và ngăn ngừa chúng ta khỏi phạm những tội trọng sau này (xem Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 1391-1396). Vì thế, dâng Thánh Lễ, kinh nguyện hoặc hy sinh với ý hướng dành cho các tín hữu đã qua đời là những hành vi đẹp và thánh thiện.

Tham khảo nguồn tại

I- Luyên Tội ( Purgatory) và hình phạt hữu hạn (temporal punishment)

 Theo Giáo lý của  Giáo Hội Công Giáo thì tất cả những ai chết trong ơn phúc của Chúa đều được bảo đảm phần rỗi đời đời (eternal salvation). Nhưng nếu chưa được thanh sạch hoàn toàn sau khi chết thì phải được thanh luyện lần  cuối cùng trong nơi gọi là Luyện tội (Purgatory)  trước khi được vào hưởng niềm vui Thiên Đàng. ( x. Sách Giáo Lý Công Giáo số 1030).

Luyện ngục

Đây là lý do vì sao Giáo Hội khuyến khích việc cầu nguyện cho  các linh hồn nơi chốn thanh luyện cuối cùng này để giúp họ được mau vào vui hưởng Thánh Nhan Chúa.

Cũng theo giaó lý của Giáo Hội thì có hai loại tội cần phân biệt: tội trọng(mortal sin) và tội nhẹ (venialsin) xét theo hậu qủa của tội gây thương tổn nhiều hay ít đến mối thân tình giữa Chúa và hối nhân cũng như giữa hối nhân và Cộng đồng Giáo Hội.

 Tội trọng phá tan đức ái và cắt đứt tức khắc mọi hiệp thông với Chúa. Vì thế, khi một người mắc tội trọng, nếu chết mà không kịp ăn năn và được tha thứ qua bí tích hoà giải  thì sẽ bị án phạt đời đời trong nơi gọi là hoả ngục.(hell)  Ở nơi này, các linh hồn bị phạt sẽ đời đời lìa xa Thiên Chúa và Cộng đồng các Thánh.(x. Sđd ,số 1033).

 Tội nhẹ không phá hủy hoàn toàn đức ái nhưng cũng gây thương tổn phần nào cho sự hiệp thông với Chúa và với Giáo Hội  nên cũng cần được tẩy xóa qua bí tích hoà giải .

Tộị trọng và tội nhẹ đều có thể được tha thứ qua bí tích hoà giải –trừ tội phạm đến Đức Chúa Thánh Thần, tức là chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn-(x. Mt 12,31).

Sau khi  đã được hoà giải với Chúa và với Giáo Hội , hối nhân phải làm việc “đền tội” (penance)cho mọi tội trọng và nhẹ đã được tha qua bí tích hoà giải.Đây là hình phạt hữu hạn (temporal punishment) màhối nhân phải thi hành để “ sửa lại những xáo trộn mà tội đã gây nên” theo lời dạy của Công Đồng Trentô (xCĐ Trentô DS 1712)..

Việc “đền tội”này, nếu không được làm đầy đủ khi còn sống,thì phải được thanh luyện sau cùng trong Luyện Tội sau khi chết. .Ở đây các linh hồn có thể trông cậy vào sự cứu giúp của Đức Mẹ ,của các Thánh và của các tín hữu còn sống đang hiệp thông trong Giáo Hội lữ hành. Các linh hồn cũng có thể cầu bầu cho các tín hữu còn sống nhưng không thể tự giúp mình được vì thời giờ làm việc lành phúc đức đã hết

Các Thánh trên Thiên Đàng có thể nguyện giúp cầu thay cho các linh hồn trong luyện tội và cho các tín hữu còn sống nhưng không cần ai trợ giúp  nữa vì đã được hưởng trọn vẹn Nhan Thánh Chúa rồi.

Đây là tất cả ý nghĩa về Tín điều các Thánh thông công (communion of Saints) trong Giáo Hội Công Giáo.

Tham khảo nguồn tại trang

Các tín hữu còn sống có thể giúp gì cho các linh hồn nơi Luyện tội ?

Như đã giả thích ở trên, Luyện tôi là nơi thanh luyện cuối cùng cho những linh hồn đã chết đi trong ơn nghiã Chúa nhưng chưa đuợc thánh thiện đủ để được vào Thiên Đàng hưởng Nhan Thánh Chúa cùng các Thánh . Họ phải lưu lại nơi đây trong một thơì gian để được thanh luyện theo lượng từ bi và công bằng của Chúa đòi hỏi. Nhưng Luyện tội không phải là chốn các linh hồn phải xa Chúa đời đời như những linh hồn ở nơi gọi là hoả ngục. Vì thế không có vấn đề cầu nguyện đời đời cho các linh hồn nơi luyện tội vì họ không đời đời ở đó. Các tín hữu còn sống trên trần gian có thể giúp đỡ các linh hồn nơi luyện tội bằng những việc lành phúc đức như ăn chay, cầu nguyện, làm việc bác ái và nhất là xin dâng Thánh Lễ cầu cho họ. Sự giúp đỡ thiêng liêng này rất hữu ích nhưng không phải là yếu tố quyết định phần cứu rỗi cho một linh hồn nào.

Yếu tố quyết định là chính tình thương của Chúa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô cộng với phần đóng góp của cá nhân khi còn sống trên trần thế này.

Khi còn sống, nếu một người  đã tư ý chọn lựa xa cách Thiên Chúa, khước từ tình thương của Người để qui hướng đời mình  hoàn toàn về những mục tiêu trần thế cho đến giờ chết thì chắc chắn Chúakhông thể cứu được người đó vì họ đã tự ý chọn lựa từ chối Người trong suốt cuộc đời trên trần thế này rồi .Chúa không ngăn cản sự chọn lựa này vì Ngài tôn trọng ý chí tự do (free will) của con người.  Trong trường hợp này mọi việc cứu giúp của chúng ta như cầu nguyện, xin Lễ.v…v. sẽ là vô ích vì người ta đã chọn lựa khước từ Chúa và ơn cứu độ của Người khi còn sống rồi

Tuy nhiên đây chỉ  là nguyên tắc thần học phải suy luận và tin mà thôi.Trong thực hành ,  chúng ta không thể biết được ai đã thực sự rơi vào trường hợp này để khỏi phải cầu nguyện cho họ nữa. Chúng ta cũng không được phép  phán đoán ai sẽ  lên Thiên Đàng, ai phải xuống hoả ngục dù biết họ sống ra sao trên trần gian này. Vì thế , chúng ta cứ vì bác ái  mà cầu cho mọi người  đã qua đời  ngay cả cho những người đã tự tử hay công khai sống “bê bối” trước khi chết…. Chỉ có Chúa mới biết chính xác được lòng người và phán đoán công minh  về phần rỗi của mỗi cá nhân.

Bao lâu còn sống thì ta cứ cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết, không giới hạn thời gian, nhưng không thể nói cầu “đời đời” được vì chính mình cũng không sống vĩnh viễn ở đời này thì làm sao mà mà cầu “đời đời”cho ai được.?

Thánh lễ lời cầu nguyện hữu ích cho các linh hồn luyện ngục

Giáo hội dâng lễ Misa như Chúa đã dạy để “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến” (Lời tung hô sau tryền phép).

hánh lễ cũng được dâng lên để thờ phượng Chúa, tạ ơn Chúa, đền bù tội lỗi nhân loại và xin ơn phúc cho Giáo Hội và thế giới (Giáo Lý Công Giáo). Lễ vật dâng lên trong Thánh lễ để “tôn vinh Danh Chúa, mưu ích cho chúng con cùng toàn thể Hội Thánh Người” (Lời đáp trước kinh Tiền Tụng).

Công đồng Trentô dạy rằng: “Thánh lễ Misa không những ca tụng Chúa, mà còn là lễ đền tội cho người sống và người đã qua đời” (Khóa 22 chương 2). “Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi tớ nam nữ Chúa đã gọi ra khỏi thế gian, xin ban cho kẻ đã chết như con Chúa, thì cũng được sống lại như Người” (Kinh Tiền Tụng Thánh Lễ).

Từ thời xưa, Giáo Hội đã chấp nhận cho Linh mục chủ tế được nhận một số tiền lễ của giáo dân để chỉ lễ theo ý người xin. Theo lịch sử thời trước nữa, giáo dân thường đem hoa mầu như bánh trái, rượu dâng lên chủ tế trong phần dâng lễ vật, dần dần để thuận tiện hơn, người ta dâng tiền để tùy ý chủ tế sắm các vật dụng cần thiết” (Martimort, The Signs of the New Covenant, The Liturgical Press, 1963 NY, p. 208).

Thánh Bênađô thuật truyện về Thánh Malaiki, tổng giám mục Armagh, nước Ái Nhĩ Lan đã dâng nhiều thánh lễ cho linh hồn chị mình. Tưởng thế là đủ, ngài không dâng nữa. Ba mươi ngày sau, ngài nghe tiếng chị khóc trong phòng mặc áo lễ. Bà than rằng, bà “đã chờ 30 ngày mà không được ai giúp đỡ”. Ngài tiếp tục dâng lễ cầu cho chị rồi thấy chị mặc đồ đen. Ngài lại tiếp tục dâng lễ cầu cho chị tới khi thấy chị rực rỡ vào Thiên đàng cùng với một số rất đông các linh hồn được giải thoát trong ngày hôm ấy (199).

Thánh Nicholas thành Tolentino thấy vô vàn linh hồn luyện ngục ở trong một cánh đồng hợp nhau lại xin van ngài dâng lễ cầu cho họ. Sau 8 ngày dâng lễ, ngài được biết các linh hồn ấy đã được giải thoát khỏi luyện ngục (204).

Thánh Antôn Padua kể rằng, Chân phúc Gioan Alverina một lần dâng thánh lễ vào ngày lễ Các Thánh. Sau khi truyền phép, ngài cầm Mình Chúa trong tay và khẩn khoải nài xin Chúa vì công nghiệp Chúa Giêsu xin cứu lấy các linh hồn luyện ngục. Ngài được thấy một số đông linh hồn từ luyện ngục bay lên như những ánh lửa tung tóe từ lò lửa về hướng thiên đàng (204).

Theo Thánh Tôma tiến sĩ, “Khi linh mục dâng lễ cầu cho linh hồn nào, dù ngài đọc bài lễ kính Đức Mẹ, lễ kính các Thánh, lễ cầu hồn hay bài lễ nào đi nữa thì công phúc của Thánh lễ cũng như nhau, nhưng nếu ngài đọc bài lễ cầu hồn thì công phúc được đặc biệt hơn, vì Giáo hội đã dọn riêng những lời cầu nguyện và bài đọc chỉ cho người quá cố (215).

Có người như ông Pasqualio còn chủ trương rằng thánh lễ hát cầu cho người đã chết lại gia tăng hiệu quả thánh lễ đặc biệt hơn nữa, vì không có những linh mục mà có cả các giáo dân cũng thông phần hợp lời cầu nguyện cách trọng thể hơn (222). Giáo hội đặt ră những lời ca hát không phải để cộng đoàn vui vẻ, hay cá nhân người xin lễ tự hào, mà để những lời van xin làm Chúa cảm kích dễ nghe hơn và ý chỉ lễ dễ được chấp nhận hơn.

Người ta cũng có thể xin dâng lễ để cầu nguyện cho người còn sống, cho chính mình. Thánh Leonard Marurice khuyên người ta dâng Thánh lễ cho chính mình khi còn sống tốt hơn là sau khi đã qua đời, vì những lý do sau đây:

1. Dâng lễ khi còn sống, chính mình được dự, chết rồi không chắc có được dự không.

2. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu mình là kẻ có tội, hy vọng sẽ được lòng thương xót Chúa ban ơn ăn năn xưng thú đền bù, dù mình không đáng. Chết rồi và đã xuống hỏa ngục thì không còn cứu vãn cách nào nữa, dù có dâng cả ngàn lễ cũng không đổi được số phận đời đời.

3. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống để được ơn chết lành, Chúa sẽ phù hộ trong giờ lâm tử nhờ ơn phúc thánh lễ.

4. Dâng lễ dâng cầu cho mình khi còn sống, ơn phúc vẫn còn, và nếu có phải luyện ngục, ngày giờ trong ấy sẽ được rút ngắn hơn. Chết rồi mới dâng lễ cầu cho thì linh hồn phải chờ đợi khốn khổ.

5. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống làm vinh danh Chúa hơn. Khi dâng lên Chúa tiền bạc Chúa đã ban cho, ta được công từ bỏ của cải. Chết rồi, tiền bạc về tay con cái họ hàng, mấy ai lo cứu giúp, đâu họ có cảm tháy nỗi khổ sở nóng nảy của ta mà cứu giúp mau chóng.

6. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu mình có ơn nghĩa Chúa thì được phần thưởng gấp đôi, vừa được tha phạt luyện ngục, vừa được công thưởng Thiên đàng. Chết rồi mới xin thì chỉ được tha phạt luyện ngục, không được gia tăng công thưởng Thiên đàng, không làm vinh danh Chúa hơn.

Cuối cùng chúng ta nên biết rằng, một thánh lễ dâng cầu cho ta khi còn sống được tha hình phạt của ta nhiều hơn là dâng nhiều thánh lễ sau khi ta chết, vì nếu ta làm mất lòng ai mà xin lỗi ngay thì dễ được tha hơn là chần chừ để phải xin lỗi và phải đền bù trước tòa án. Một lời bào chữa đáng giá bao nhiều tiền bạc rồi.

Chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu chúng ta biết đền bù bằng việc lành phúc đức, việc từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì nợ của chúng ta được tẩy xóa. Chờ đến trước tòa án Chúa mới xin đền thì hình phạt lại thêm nặng nề hơn.

Thánh Anselmo dạy, “Sốt sắng dâng một Thánh lễ khi còn sống, lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời” (226). Chính Chúa Giêsu dạy, “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm”.

Nguyên tắc trong xin lễ

Việc xin lễ đều được diễn ra hằng ngày do các linh mục đảm nhận do các người dân dâng lên trong việc dâng lễ thì người dân phải ghi lại các thông tin cần thiết để các linh mục  cần biết . Trong đạo thiên chúa giáo thì việc xin lễ diễn ra 1 tuần đi 1 lần nên nhu cầu sử dụng phong bì cũng rất là nhiều nên bạn có liên hệ dịch vụn in phong bì ở Hà Nội để cho giá thành rẻ hơn khi mua ít. Vì vậy người dân phải biết cách viết phong bì xin lễ để tránh nhầm lẫn do có rất nhiều người dân dâng lễ trong ngày.

Linh mục phải dâng đủ số lễ mà những người giáo dân dâng lên trong ngày. Nếu trong một ngày có quá nhiều ý lễ được dâng lên và linh mục không thể dâng hết lên. Lúc này, linh mục cần chuyển số lễ này cho những linh mục khác. Hoặc sẽ được gửi về Tòa Giám mục

Linh mục có quyền nhận bổng lễ khi dâng lễ thay cha xứ.

Nếu người xin lễ không có tiền hoặc có ít, linh mục vẫn phải dâng lễ lên.

Cách viết phong bì xin lễ

Cách viết phong bì xin lễ không quá khó. Vì tại mỗi nhà thờ mỗi gia đình sẽ được chuẩn bị sẵn một phong bì dâng lễ. Mọi người sẽ điền đầy đủ thông tin của mình vào phong bì đó. Vì một ngày Giáo Xứ có thể đọc rất nhiều phong bì dâng lễ của các gia đình. Điều này khó tránh khỏi nhầm lẫn. Vì vậy người viết cần biết cách viết phong bì xin lễ một cách rõ ràng và đầy đủ. Những thông tin cần được ghi như họ tên đầy đủ người xin lễ, mong muốn của ý lễ,…

Những câu hỏi về việc xin lễ

Khi xướng tên nhiều linh hồn trong thánh lễ thì thánh lễ bị chia đều cho các linh hồn?

Chúng ta thường thấy linh mục khi dâng lễ thường xướng tên rất nhiều linh hồn cũng như các ý lễ. Nhiều người thắc mắc là liệu ân sủng thánh lễ đó bị chia ra cho các ý lễ trên giống như một miếng bánh mà chia cho nhiều người. Đừng lo lắng về điều đó, bởi Ân sủng của Thiên Chúa trào tràn hơn những mong ước của chúng ta, vì thế việc chúng ta ao ước cho người thân của chúng ta mau thoát khỏi luyện hình, thì Thiên Chúa không thể thua lòng quảng đại của chúng ta. Vì thế, mình đừng lo lắng về việc xướng tên nhiều ý lễ cùng với ý lễ của mình. Hãy Tin vào một Thiên Chúa tình thương.

Quy định về bổng lễ

1. Bổng lễ là gì ?

Bổng lễ là số tiền một người nào đó trao cho linh mục ngỏ ý xin dâng lễ cầu nguyện theo ý mình, là lệ phí tượng trưng mà mà giáo luật cho phép linh mục được nhận mỗi khi cử hành thánh lễ theo ý người xin. Khi dâng lễ cầu cho ai, linh mục dâng lễ ấy được phép nhận một bổng lễ theo mức qui định.Bộ giáo luật 1983 dành ra tất cả 14 điều (945-958) để đề cập đến vấn đề bổng lễ. Xem tại

Xem thư 1 Côrintô 9, 9-14

 2. Số tiền bổng lễ theo qui định là bao nhiêu ?

 Bộ Giáo luật 1983 không qui định về bổng lễ là bao nhiêu.

 Tuy nhiên, Gíao Luật 1983 điều 952, triệt 1, 2, 3 nói như sau  :

 – Công đồng tỉnh hay hội đồng giám mục giáo tỉnh phải ra nghị định ấn định bổng lễ phải dâng để áp dụng thánh lễ trong giáo tỉnh. Tư tế không được đòi bổng lễ cao hơn mức ấn định. Tuy nhiên, tư tế được phép nhận bổng lễ cao hơn khi người ta tự nguyện dâng cúng, cũng như cũng được phép nhận bổng lễ thấp hơn.

  – Nơi nào không có nghị định đã nói, thì phải theo tập tục hiện hành trong địa phận.

  – Các phần tử thuộc bất cứ dòng tu nào phải giữ nghị định hay thói quen của địa phương nói ở trên.

 – Rõ ràng linh mục dâng lễ không được phép đòi người xin lễ số tiền cao hơn mức qui định của công đồng tỉnh hay hội đồng giám mục giáo tỉnh (hội đồng giám mục địa phương hoặc theo tập tục hiện hành trong địa phận) và không được gây ngộ nhận là xin lễ với bổng lễ to thì được ích lợi thiêng liêng nhiều hơn. Nếu giáo dân tự ý đưa số tiền cao hơn mức qui định thì linh mục được phép nhận mà không có lỗi gì.

Nên lưu ý rằng : ân sủng của Chúa ban cho con người là nhưng không, nghĩa là không thể mua, bán được bằng tiền của vật chất.

Do đó, ai căn cứ vào tiền để hứa hẹn người dâng cúng sẽ được bao nhiêu ơn huệ thiêng liêng là mắc tội simonia vì muốn dùng tiền của để mua ân phúc thiêng liêng.

3. Tiền dâng cúng cho các cơ quan từ thiện hay cho giáo xứ khác với việc xin lễ như thế nào ?

Chúng ta không nên so sánh việc dâng cúng tiền bạc cho các cơ quan từ thiện cho các giáo xứ, nhà dòng, chủng viện với tiền xin lễ. Tiền xin lễ là bổng lễ dâng theo qui định của giáo quyền để trả công trượng trưng cho thừa tác viên của hành thánh lễ trong tinh thần mà Chúa Giêsu đã dạy nơi Tin Mừng Thánh Lc 10, 3-8 và Mt 10, 42

Một tư tế cử hành thánh lễ được phép nhận bổng lễ để áp dụng theo một ý chỉ rõ rệt. Không một linh mục nào được phép tự ấn định về các bổng lễ. Tuy nhiên, không nên đặt ra các luật lệ riêng (về việc nhận hay không nhận bổng lễ) sợ rằng sẽ gây ra những  hoàn cảnh khó xử cho các linh mục khác. Vậy, khi người xin lễ không có tiền để dâng theo mức qui định, thì bất cứ linh mục nào cũng đều được khuyên “dâng lễ theo ý chỉ của các tín hữu, nhất là những người nghèo, cả khi không có bổng lễ” (GL điều 945, triệt 3)

Điều 945, triệt 1 : Theo tập tục đã được giáo hội công nhận, một tư tế cử hành hay đồng tế thánh lễ được phép nhận bổng lễ để áp dụng theo một ý chỉ rõ rệt.

Triệt 2 : Hết sức khuyên nhủ các linh mục hãy dâng lễ theo ý chỉ của các tín hữu, nhất là những người nghèo, cả khi không có bổng lễ.

Điều 848 : Khi ban các bí tích thừa tác viên không được đòi thêm cái gì khác  ngoài số tiền thù lao mà nhà chức trách có thẩm quyền đã ấn định; và phải cẩn thận đừng để những người nghèo không được lãnh nhận bí tích vì lý do  túng thiếu.

Ơn Chúa ban qua thánh lễ cho người còn sống hay đã qua đời không đương nhiên lệ thuộc vào bổng lễ nhiều hay ít mà linh mục dâng lễ được hưởng.

Xin một lễ không bổng lễ hay có bổng lễ (có giá trị vật chất khác nhau) không có giá trị để mua ơn Chúa nhiều hay ít.

 Điều 946 : Khi dâng bổng lễ để thánh lễ được áp dụng theo ý chỉ của mình, các tín hữu đóng góp vào thiện ích của Giáo hội; bằng việc dâng cúng ấy, họ góp phần nâng đỡ các thừa tác viên và các hoạt động của Giáo hội.

Điều 947 : Trong vấn đề bổng lễ, phải xa tránh hoàn toàn mọi hình thức buôn bán hay thương mại.

Điều 948 : Phái áp dụng từng thánh lễ cho mỗi ý chỉ vì đó mà bổng lễ đã được dâng và nhận, cho dù bổng lễ đã nhận là bé nhỏ.

Điều 949: Ai có nghĩa vụ phải dâng lễ và áp dụng thánh lễ theo ý chỉ của  người dâng bổng lễ vẫn còn trách nhiệm ấy cả khi bổng lễ bị mất không tại lỗi của mình.

Điều 950 : Nếu người ta dâng một món tiền xin lễ mà không nói rõ số lễ phải làm, thì số ấy sẽ được chỉ định dựa theo giá bổng lễ hiện hành tại nơi người xin lễ cư trú, trừ khi có lý do phỏng đoán hợp lệ là họ có hảo ý khác.

Điều 951 triệt 1 Khi tư tế dâng nhiều thánh lễ trong một ngày, có thể áp dụng mỗi thánh lễ theo ý chỉ có bổng lễ dâng. Tuy nhiên, đừng kể ngày lễ Giáng sinh, tư tế chỉ được hưởng một bổng lễ thôi, còn những bổng lễ khác phải nhường về  các mục đích do bản quyền quy định, tuy rằng đương sự có thể nhận một phần thù lao vì danh nghĩa ngoại tại.

Triệt 2 Tư tế đồng tế thánh lễ thứ hai trong một ngảy, không có quyền nhận bổng lễ nữa dưới bất cứ danh nghĩa nào.

Điều 953: Không ai được phép nhận cho mình nhiều bổng lễ đến độ không thể chu tất trong vòng một năm.

Điều 956: Tất cả và mỗi người quản trị các thiện ý hay có trách nhiệm nào đó về việc lo dâng lễ, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều buộc phải chuyển về bản quyền của mình những ý lễ không làm hết trong một năm, theo cách thế bản quyền đã qui định.

Giáo luật quy định về bổng lễ

Sau đây là giáo luật công giáo quy định về bổng lễ:

Điều 945

§1. Theo tục lệ đã được Giáo Hội chuẩn nhận, bất cứ tư tế nào cử hành hoặc đồng tế Thánh Lễ cũng có thể nhận một bổng lễ để áp dụng lễ theo một ý chỉ nhất định.

§2. Rất khuyến khích các tư tế cử hành Thánh Lễ theo ý chỉ của các Ki-tô hữu, nhất là của những người nghèo túng, ngay cả khi không nhận bổng lễ.

Điều 946

Khi dâng bổng lễ để linh mục áp dụng lễ theo ý chỉ của mình, các Ki-tô hữu thông phần vào lợi ích của Giáo Hội, và bằng bổng lễ này, họ chia sẻ mối quan tâm của Giáo Hội trong việc nâng đỡ các thừa tác viên và các công việc của Giáo Hội.

Điều 947

Phải tuyệt đối tránh mọi hình thức thương mại hay buôn bán trong vấn đề bổng lễ.

Điều 948

Phải áp dụng từng lễ riêng theo từng ý chỉ của mỗi người, một khi bổng lễ đã được dâng và đã được chấp nhận, dù là nhỏ mọn.

Điều 949

Người nào buộc phải cử hành và áp dụng lễ theo ý chỉ của những người đã dâng bổng lễ, thì vẫn buộc phải chu toàn bổn phận đó, ngay cả khi bị mất hết bổng lễ đã nhận mà không do lỗi của mình.

Điều 950

Nếu một số tiền được dâng để xin áp dụng lễ mà không định rõ số lễ phải cử hành, thì phải xác định số lễ này dựa vào giá bổng lễ đã được ấn định tại nơi người xin lễ ở, trừ khi ý của người xin lễ được suy đoán cách hợp thức là không phải như thế.

Điều 951

§1. Tư tế cử hành nhiều Thánh Lễ trong cùng một ngày có thể áp dụng mỗi lễ theo một ý chỉ vì đó mà bổng lễ đã được dâng; tuy nhiên, trừ ngày lễ Giáng Sinh, tư tế phải giữ luật này là chỉ được hưởng bổng lễ của một Thánh Lễ mà thôi và phải dành những bổng lễ khác vào những mục đích đã được Đấng Bản Quyền ấn định; nhưng được nhận một phần thù lao nào đó với danh nghĩa ngoại tại.

§2. Tư tế đồng tế Thánh Lễ thứ hai trong cùng một ngày, thì không thể nhận thêm một bổng lễ nữa dưới bất cứ danh nghĩa nào.

Điều 952

§1. Công đồng giáo tỉnh hay hội nghị Giám mục giáo tỉnh ra sắc lệnh ấn định mức tiền của bổng lễ phải dâng để cử hành và để áp dụng lễ cho toàn giáo tỉnh, và tư tế không được phép đòi một số tiền nhiều hơn; nhưng ngài được phép nhận một bổng lễ cao hơn mức đã được ấn định để áp dụng lễ, nếu người ta tự nguyện dâng bổng lễ ấy, và cũng được phép nhận một bổng lễ thấp hơn.

§2. Ở đâu không có sắc lệnh như trên, thì phải giữ tục lệ hiện hành trong giáo phận.

§3. Các thành viên của bất cứ hội dòng nào cũng phải tôn trọng sắc lệnh ấy hoặc tục lệ địa phương được nói đến ở §§1 và 2.

Điều 953

Không ai được phép nhận bổng lễ để tự mình áp dụng lễ, nhiều đến nỗi không thể chỉ lễ hết trong vòng một năm.

Điều 954

Nếu trong một số nhà thờ hoặc nhà nguyện nào đó, số Thánh Lễ xin cử hành vượt quá số Thánh Lễ có thể được cử hành ở đấy, thì số Thánh Lễ dư có thể được cử hành ở nơi khác, trừ khi những người xin lễ đã minh nhiên bày tỏ ý muốn trái ngược.

Điều 955

§1. Ai muốn trao cho những người khác việc cử hành Thánh Lễ phải áp dụng, thì phải trao việc cử hành Thánh Lễ ấy cho những tư tế mình muốn càng sớm càng tốt, miễn là mình biết rõ các vị đó không chút hồ nghi; phải chuyển nguyên bổng lễ nhận được, trừ khi biết chắc chắn số tiền vượt quá mức đã được ấn định trong giáo phận là cho cá nhân mình; và vẫn còn nghĩa vụ phải cử hành các Thánh Lễ ấy cho đến khi có bằng chứng là đã có người nhận nhiệm vụ dâng lễ và bổng lễ.

§2. Thời hạn phải cử hành Thánh Lễ bắt đầu từ ngày tư tế nhận cử hành các Thánh Lễ ấy, trừ khi đã thấy rõ cách khác.

§3. Ai trao các Thánh Lễ phải cử hành cho những người khác, thì phải ghi ngay vào sổ cả số lễ đã nhận, lẫn số lễ đã trao cho những người khác, cũng ghi luôn số tiền của những bổng lễ ấy.

§4. Bất cứ tư tế nào cũng phải ghi cẩn thận những Thánh Lễ mình đã nhận cử hành cũng như những Thánh Lễ mình đã cử hành rồi.

Điều 956

Tất cả và từng người quản trị các việc nhằm mục tiêu đạo đức hoặc những người bị buộc cách nào đó phải chăm lo việc cử hành Thánh Lễ, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều phải chuyển cho Đấng Bản Quyền của mình những ý lễ đã không làm xong trong một năm, theo thể thức do các vị ấy ấn định.

Điều 957

Trong các nhà thờ thuộc giáo sĩ triều, nhiệm vụ và quyền chăm lo việc chu toàn các ý lễ thuộc về Đấng Bản Quyền địa phương; còn trong các nhà thờ thuộc những hội dòng hay tu đoàn tông đồ, thì nhiệm vụ và quyền ấy thuộc về các Bề Trên của hội dòng hay tu đoàn.

Điều 958

§1. Cha sở và cha quản nhiệm một nhà thờ hay một nơi thánh khác thường hay nhận bổng lễ, phải có một sổ riêng trong đó phải ghi cẩn thận số Thánh Lễ phải cử hành, ý chỉ, bổng lễ và những Thánh Lễ đã làm xong.

§2. Đấng Bản Quyền phải đích thân hoặc nhờ người khác kiểm soát mỗi năm những sổ lễ đó.

Linh mục được dâng mấy ý lễ trong thánh lễ

Chúng ta thường thấy linh mục đọc rất nhiều ý lễ trong một thánh lễ, vậy nhiều người thắc mắc nếu dâng 1 thánh lễ với 10 ý chỉ thì ví dụ 1 thánh lễ 500k x10 =5tr, như thế chỉ cần linh mục dâng một thánh lễ sẽ có 5tr. Quá giàu. Xin thưa rằng, tuy vào quy định của giáo hội địa phương mà bổng lễ được tính như sau: Điều 951 triệt 1 Khi tư tế dâng nhiều thánh lễ trong một ngày, có thể áp dụng mỗi thánh lễ theo ý chỉ có bổng lễ dâng. Tuy nhiên, đừng kể ngày lễ Giáng sinh, tư tế chỉ được hưởng một bổng lễ thôi, còn những bổng lễ khác phải nhường về  các mục đích do bản quyền quy định, tuy rằng đương sự có thể nhận một phần thù lao vì danh nghĩa ngoại tại.

Như thế, linh mục chỉ được chỉ định dâng một ý lễ và hưởng một bổng lễ/ngày mà thôi.

Nếu tôi không có tiền, có được linh mục dâng lễ không

Linh mục nếu là cha sở, thì dù giáo dân không có tiền mà có nhu cầu muốn dâng lễ, linh mục vẫn phải làm lễ. Tuy nhiên Ngài có thể chuyển ý lễ đó về tòa Tổng Giám Mục.

Vậy tôi có ít tiền có bị ảnh hưởng gì về ân sủng thánh lễ không

Ân Sủng của Thiên Chúa không ban nhờ việc chúng ta có tiền hay không, mà là ân huê nhưng không của Ngài. Do đó việc chúng ta có tiền xin lễ nhiều hay ít không ảnh hưởng đến giá trị của thánh lễ.

Tóm kết về việc xin lễ cầu cho các linh hồn

Trên đây chúng tôi tổng hợp lại các kiến thức cần có trong việc xin lễ cầu cho các linh hồn. Mong rằng kiến thức này giúp chúng ta phần nào hiểu về công giáo với những quy định chặt chẽ, và hiểu về giáo hội công giáo với ân sủng mà Thiên Chúa ban qua thánh lễ.

Bài viết liên quan
Facebook
Zalo
0909298297
0906119127
Vị trí